Người càng giàu càng tránh tiếp xúc với người thu nhập thấp hơn không phải vì coi thường mà bởi 2 LÝ DO
Nếu trình độ kinh tế giữa 2 người quá chênh lệch thì dù 2 người có thể giao tiếp với nhau trong thời gian ngắn cũng khó có thể duy trì mối quan hệ lâu dài và trở thành bạn thân.
Theo kết quả thực nghiệm của các nhà tâm lý học, phần lớn người giàu thích kết giao với những người có cùng mức độ kinh tế với mình, không thích kết giao với người có thu nhập thấp hơn quá nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là ở 2 điều sau.
1. Sự kiên cố hóa giai cấp
Từ xa xưa đến nay, xã hội đã được chia thành nhiều giai cấp. Thời xa xưa có 2 tầng lớp rõ rệt là quý tộc và dân thường. Ngay cả trong xã hội ngày nay cũng ngầm phân chia thượng lưu, trung lưu và người có mức sống thấp hơn.
Các giai cấp ở thời cổ đại hầu hết được phân biệt theo huyết thống. Nhưng ở thời hiện đại, xã hội thường phân biệt theo tài sản và địa vị kinh tế.
(Ảnh minh họa)
Trong bộ phim kinh điển “Titanic”, ngoài câu chuyện tình yêu sâu sắc, phim còn diễn giải một cách hoàn hảo về tầng lớp xã hội lúc bấy giờ.
Trong một chuyến tàu có hạng trên và hạng dưới. Tầng trên đi hạng nhất, tầng dưới đi hạng ba. Các nhân vật trong phim sống cuộc sống rất khác nhau ở hạng nhất và hạng ba.
Trong khoang hạng nhất, những người thượng lưu được nếm thử rượu ngon nhất, nghe những bản nhạc du dương và khiêu vũ với những bước nhảy uyển chuyển. Nhưng ở hạng ba, mọi người chỉ có thể giải trí và uống bia với chi phí thấp hơn.
Mặc dù họ sống cuộc sống hoàn toàn khác nhau, nhưng chỉ cần không làm phiền nhau thì họ đều có thể yên tâm. Tuy lối sống khác nhau nhưng họ có thể tìm thấy hạnh phúc trong môi trường riêng của mình.
Nhưng đằng sau hoàn cảnh tưởng chừng như hài hòa ấy lại ẩn chứa một vấn đề xã hội nghiêm trọng, đó là vấn đề kiên cố hóa giai cấp. Nghĩa là khó vượt qua những rào cản của giai cấp.
Các tầng lớp xã hội vững chắc, trong các nhóm của mỗi tầng lớp đều ở trạng thái tương đối khép kín, cho dù các cá nhân muốn thay đổi mức sống bằng nỗ lực của chính mình và phá bỏ xiềng xích của sự phân chia, nhưng vẫn khá khó khăn.
Xét từ góc độ xã hội học, hiện tượng cố định giai cấp trong xã hội rõ ràng thì tình hình xã hội ổn định. Những người sống thu nhập thấp hơn khó vươn tới tầm cao mới sẽ dần dần thích nghi với hiện tại.
Người thu nhập thấp và người giàu sống ở những môi trường hoàn toàn khác nhau và hầu như không có cơ hội giao tiếp. Nói cách khác, có rất ít chủ đề chung giữa 2 bên.
2. Khác biệt về quan điểm
Trên thực tế, yếu tố hạn chế người thu nhập thấp vượt qua rào cản không chỉ là của cải vật chất, mà còn về mặt tư duy.
Nhiều người nghèo dành cả cuộc đời để theo đuổi sự ổn định và thoải mái, vì vậy một khi mức sống đạt đến mức mong muốn, họ sẽ ngừng cố gắng. Nhưng người giàu thì khác, vì họ được tiếp cận với nhiều thứ mới hơn, nhiều thông tin và nguồn lực xã hội hơn nên họ có tầm nhìn rộng hơn. Dưới ảnh hưởng của kiểu suy nghĩ này, họ có nhiều khả năng thành công hơn.
(Ảnh minh họa)
Nền tảng kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn và tầm nhìn ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, trình độ của con người. Chính vì vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng, nền tảng kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này.
Tuy nhiên, dù chúng ta đang có điều kiện sống thế nào cũng không cần phải so sánh bản thân với người khác, chỉ cần là chính mình. Mỗi người đều có cách sống riêng, dù nghèo khó hay giàu sang thì cũng phải vươn lên, khiến cho bản thân hạnh phúc hơn mỗi ngày.
1 loại quả “ngọt” chứa lượng vitamin C khủng gấp 20 lần táo lại là “thuốc” hạ đường huyết, chống cả ung thư: Rất sẵn ở Việt Nam
Đây là loại quả giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khoẻ, giúp chống oxy hoá, sáng mắt, đồng thời kiểm soát bệnh tim mạch, đái tháo đường.
Ớt là loại gia vị không thể thiếu trong bữa cơm nhiều gia đình, điều này đôi khi khiến chúng bị “đối xử” như rau. Tuy nhiên về mặt sinh học, ớt là trái cây. Cả ớt thường lẫn ớt chuông đều được hình thành từ hoa của cây ớt, do đó chúng là một loại quả.
Giống như hầu hết các loại đồ ăn có nguồn gốc thực vật, ớt chuông được coi là một loại thực phẩm lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng.
Nếu là lần đầu nghe tên loại quả này, nhiều người sẽ không khỏi thắc mắc liệu ớt chuông có cay không? Và câu trả lời là không, thậm chí loại ớt này còn có vị ngọt.
Ớt chuông (Capsicum annuum) còn có tên gọi khác là ớt ngọt, là loại trái cây có họ hàng với ớt, cà chua và tất cả đều có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ.
Ớt chuông chứa ít calo, đặc biệt giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa khác, vì thế nên loại ớt này trở thành lựa chọn tuyệt vời cho một chế độ ăn uống lành mạnh.
1. Giàu vitamin C
Ớt chuông rất giàu vitamin C, giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt từ ruột. Hàm lượng vitamin C trong 100gr ớt chuông là hơn 80mg, cao gấp đôi so với cam và gấp 20 lần táo. Vitamin C có lợi cho quá trình tổng hợp collagen, có thể loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, và có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa và chống viêm vô cùng hiệu quả.
2. Giàu chất chống oxy hóa
Caroten có thể tăng cường khả năng miễn dịch của con người, đặc biệt là bảo vệ thị lực và ngăn ngừa bệnh quáng gà. Mặc dù hàm lượng caroten trong ớt chuông không thể so sánh với cà rốt nhưng nó cũng là một trong những loại quả giàu caroten nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày của gia đình bạn.
Anthocyanin – chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoid có trong ớt chuông làm chậm quá trình tiêu hóa carbs và chất béo trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ tăng đường huyết.
3. Giàu khoáng chất
Ớt chuông có chứa sắt, đồng, mangan, selen, kali và các khoáng chất khác. Tuy hàm lượng không cao lắm nhưng do tỷ lệ của từng thành phần tốt nên có lợi cho sức khỏe và thuận lợi cho việc hấp thụ của cơ thể con người. Đặc biệt, hàm lượng kali trong loại quả này khá cao giúp giữ cho chất lỏng và khoáng chất cân bằng trong cơ thể, tăng cường chức năng cơ bắp và điều hòa huyết áp.
4. Giàu chất xơ
Ớt chuông rất giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, có lợi cho việc thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giảm táo bón, giúp bảo vệ ruột và loại bỏ các vi khuẩn có hại chống ung thư ruột kết… Đồng thời giúp kiểm soát lượng đường và giảm cholesterol trong máu, từ đó hạn chế được các bệnh nguy hiểm về tim mạch và tiểu đường.
Giống như họ hàng gần của chúng là ớt cay, có nhiều cách để chế biến ớt chuông như ăn sống, nấu chín hoặc đôi khi được sấy khô và tán thành bột.
Ớt chuông có màu sắc đa dạng và bắt mắt như đỏ, vàng, cam, xanh lá cây, trắng, tím và nâu. Ớt khi còn xanh có vị hơi đắng và không ngọt bằng ớt chín. Với màu sắc tươi sáng, ớt ngọt rất thích hợp để làm món ăn kèm, dù là trộn salad hay khi xào rau, thêm nửa quả ớt chuông vào, hương vị và vẻ ngoài của món ăn sẽ được cải thiện ngay lập tức. Ớt chuông đem đi chế biến có thể cắt thành sợi hoặc cắt lát. Bên cạnh đó, trước khi nấu nên cắt bỏ phần cuống, loại sạch các gân trắng rồi chần qua nước để rút ngắn thời gian nấu.
Ớt chuông có thể được ăn sống hoặc nấu chín. Ở phương Tây, ớt chuông được ăn sống như một món khai vị hoặc salad. Nó cũng có thể được sử dụng để làm súp, món hầm, trứng tráng, đồ ăn nhẹ, pizza, … Ớt chuông cũng được sử dụng trong chế biến nước xốt, cá ngừ cũng thường được phục vụ kèm với ớt chuông, và là nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Bồ Đào Nha và Mexico.
Khi ăn ở mức độ vừa phải, ớt chuông không có bất kỳ tác dụng phụ nào đối với sức khỏe, tuy nhiên, chúng có thể gây dị ứng ở một số người song trường hợp này khá hiếm.
(Theo Toutiao)