Không muốn vào viện dưỡng lão, 26 cụ bà xây nhà sống cùng nhau để khỏi phải dựa vào con cái

Không muốn vào viện dưỡng lão, 26 cụ bà xây nhà sống cùng nhau để khỏi phải dựa vào con cái

Xây nhà sống cùng nhau
25 căn hộ được thiết kế theo phong cách Victoria cổ nằm ở Chipping Barnet, vùng ngoại ô rợp bóng cây ở phía Bắc London đang trở thành cộng đồng đầu tiên cho người lớn tuổi ở Anh. Hiện nay, khu vực này là nơi sinh sống của 26 cụ bà có độ tuổi từ 50-90 tuổi.

Mỗi căn nhà ở đây đều có ban công hướng ra 1 khu vườn chung. Các chi tiết được thiết kế phù hợp với người cao tuổi nhằm giúp xe lăn có thể dễ dàng di chuyển, sử dụng vật liệu cách nhiệt để giảm dùng điều hoà.

Các cụ bà sinh sống tại đây đến từ nhiều thành phần khác nhau, có người là bác sĩ, giảng viên đại học hay tiến sĩ nghiên cứu. Họ có căn hộ khép kín riêng nhưng dùng chung phòng sinh hoạt, bếp, vườn và phòng giặt là. Họ cùng nhau uống cà phê vào buổi sáng, tập Thái Cực Quyền và yoga vào buổi chiều, nấu ăn chung 2 tuần/lần và có nhiều cuộc gặp gỡ khác.

Từ năm 1990, Maria Brunton đã nghiên cứu các chính sách xã hội liên quan đến người cao tuổi tại ĐH Wales. Bà phát hiện ra rằng số phụ nữ cao tuổi sống một mình ở Anh cao hơn nam giới. Thông thường, đàn ông có xu hướng tái hôn sau khi người bạn đời qua đời còn phụ nữ về già lại khao khát sự độc lập.

Trong một lần đến thăm mô hình sống chung dành cho người cao tuổi ở Hà Lan, bà tin rằng có thể áp dụng cách làm này giúp giảm áp lực cho hệ thống chăm sóc y tế. Đến năm 1998, trong một sự kiện, bà đã trình bày ý tưởng này. Những người phụ nữ tham gia sự kiện đã bị thu hút bởi mô hình này. Ngay lập tức, họ đã hẹn nhau để bàn về việc sắp xếp cuộc sống chung. Từ cảm hứng này, họ quyết định thành lập cộng đồng riêng mình.

“Chúng tôi không muốn kết thúc cuộc đời trong viện dưỡng lão”, bà Shirley Meredeen, một trong những phụ nữ tham gia buổi họp ngày hôm đó cho biết. Nhóm của bà thành lập Nhà ở chung cho Phụ nữ Lớn tuổi (OWCH) và từ đó sinh hoạt định kỳ.

Do những rào cản về chính sách đất đai tập thể cho người cao tuổi cùng hàng loạt khó khăn khác, phải mất 18 năm kế hoạch này mới trở thành hiện thực. New Ground Cohousing khai trương tháng 12/2016.

Cuộc sống không cần dựa vào con cái
Bà Rachel gia nhập OWCH vào năm 2002 khi vừa tròn 61 tuổi. Trước khi vào đây, bà bán đàn và là một nghệ sĩ đàn Cello. “Con trai tôi sống ở California (Mỹ) rất xa, nhưng nó đến thăm tôi vào mùa hè, còn con gái và đứa cháu trai sống ở Cambridge nên đến đây thường xuyên. Tôi chọn căn hộ lớn này để chúng ở lại qua đêm”, bà cho hay.

Khi đọc thông tin về OWCH, bà không hiểu “sống chung” nghĩa là gì. Sau khi tham dự một cuộc gặp mặt ở OWCH, bà biết đây chính xác là những gì mình mong muốn: Sống một mình, có không gian riêng, có bạn bè xung quanh và gia đình dễ dàng đến thăm.

26 cụ bà ở đây thành lập các uỷ ban và nhóm nhỏ dựa trên chuyên môn và sở thích của mình như uỷ ban tài chính, uỷ ban quản lý hay nhóm làm vườn, nhóm nội trợ. Mỗi cư dân sẽ tham gia ít nhất 1 nhóm nhỏ để thảo luận và giải quyết các vấn đề trong cộng đồng.

Mỗi thứ 7 tuần thứ 2 hàng tháng, họ sẽ tham gia “Hội nghị các vấn đề cộng đồng”. Mọi người đề xuất tại cuộc họp và ít nhất 80% cư dân phải đồng ý với đề xuất đó thì mới được thông qua. “Chúng tôi không đưa ra quyết định bằng lá phiếu và quyết định dựa trên sự đồng thuận để mọi người đều có tiếng nói”, Charlotte – cụ bà sinh sống trong cộng đồng nói.

Nếu ai đó không đồng ý, họ có thể phủ quyết và đợi cuộc họp tiếp theo đưa ra một đề xuất thay thế hoặc sửa đổi. “Tất cả chúng tôi đều đã đến độ tuổi nhận ra rằng cách duy nhất để tiến về phía trước là thông qua đối thoại”, Charlotte nói thêm.

Sống gần gũi và coi nhau như người thân trong nhà, mọi người thường giới thiệu cho nhau những người làm vườn, thợ làm tóc, bác sĩ vật lý trị liệu đáng tin cậy và chia sẻ những thông điệp cuộc sống.

Vivian – cư dân sống khu này là một thư ký văn phòng trước khi nghỉ hưu. 9 năm trước, bà mắc một căn bệnh hiểm nghèo và sau khi xuất viện không thể sống tự lập. Hai con trai đều có công việc, nên họ thay nhau đêm về chăm mẹ. Trong ngày, bạn bè của bà từ nhiều nơi đến hỗ trợ. Đó là lúc bà thực sự nhận ra ý nghĩa của cuộc sống một mình.

Sau khi khỏi bệnh, bà đã chuyển đến đây. Các con đến thăm mỗi cuối tuần. “Từ khi mẹ sống ở đây, tôi cảm thấy mình hơi dư thừa. Cuộc sống của mẹ rất phong phú và tôi không còn là trung tâm trong cuộc sống của bà nữa”, con trai của bà Vivian nói.

Tháng nào cũng giấu vợ gửi tiền về cho mẹ, đến khi trắng tay trở về nhà, người đàn ông mới nhận ra 1 sự thật quá phũ phàng

Chỉ đến khi tay trắng ra khỏi nhà vợ, trở về nhà mình, người đàn ông mới biết 1 sự thật phũ phàng.

Yêu thương gia đình và luôn muốn họ có một cuộc sống tốt đẹp là điều ai cũng mong muốn, nhưng chúng ta không nên làm theo cách mà người đàn ông đã làm trong câu chuyện mới được đăng tải lên mạng hội dưới đây.

Nội dung câu chuyện như sau:

“Tôi là Minh Hạo, sinh ra ở nông thôn, dưới tôi còn có một người em trai. Khi chúng tôi còn nhỏ, bố tôi đã mất trong một vụ tai nạn cho nên chỉ có ba mẹ con tôi dựa vào nhau mà sống.

Cuộc sống không có cha đã rất khó khăn, mẹ tôi phải vừa làm mẹ lại vừa thay cha nuôi nấng hai anh em, điều này thật không dễ dàng. Cũng may là tôi và em trai đều ngoan ngoãn, mỗi khi đi học về đều phụ giúp mẹ việc nhà, giảm bớt gánh nặng cho mẹ.

Sau này khi học lên cấp 3, vì thu nhập của mẹ không thể lo học phí và sinh hoạt cho hai người nên phận làm anh như tôi phải nghỉ học ở nhà để em trai được đi học. Tôi nói với mọi người rằng mình không muốn đi học nữa, để cơ hội này cho em trai vì thành tích học tập của em ấy cũng tốt hơn. Học hết cấp hai tôi đã nghỉ học để ra ngoài đi làm.

Tôi nhớ năm 15 tuổi đi tìm việc, không ai muốn thuê lao động nhỏ tuổi nên sau đó tôi phải rửa bát thuê ở một quán ăn nhỏ với mức lương rất thấp, một tháng chỉ được 1.000 tệ (khoảng 3,5 triệu đồng) nhưng có bao ăn ở.

Tháng nào cũng giấu vợ gửi tiền về cho mẹ, đến khi trắng tay trở về nhà, người đàn ông mới nhận ra 1 sự thật quá phũ phàng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Mỗi tháng tôi dành dụm gửi 1.000 tệ về quê, chỗ còn lại coi như tiền tiêu vặt của mình. Thời gian đó rất vất vả nhưng cũng vui vẻ, tôi hi vọng em mình có thể học đại học, có tương lai tươi sáng để cải thiện cuộc sống cho gia đình chúng tôi.

Ở chỗ chúng tôi, con trai hầu như sẽ kết hôn vào khoảng 20 tuổi nhưng do điều kiện gia đình quá kém nên tới năm 25 tuổi tôi vẫn chưa lấy vợ.

Sau này mẹ tôi đánh tiếng chỉ cần con bà lấy được vợ, ở rể bà cũng chấp nhận. Một thời gian sau, cuối cùng tôi cũng kết hôn và về ở bên nhà vợ.

Vợ tôi là con gái duy nhất trong nhà, điều kiện gia đình cũng rất tốt, đều làm kinh doanh nên khi sau khi về chung một nhà thì cuộc sống của tôi cũng tốt lên rất nhiều.

Sau này cha mẹ vợ thấy tôi thông minh và chăm chỉ, đầu óc cũng nhanh nhạy nên giao cho tôi quản lý một công ty nhỏ.

Để cảm ơn công sinh thành và dưỡng dục của mẹ mình, từ sau khi tiếp quản công ty mỗi tháng tôi đều chuyển 20.000 tệ vào thẻ của bà, số tiền này hoàn toàn đủ cho cuộc sống của mẹ và em trai. Tuy nhiên tôi không nói cho vợ hay cha mẹ vợ biết chuyện này, tôi sợ họ sẽ không đồng ý.

Để tránh việc này bị phát hiện, tôi đã lập tài khoản ngân hàng giả, tự mua một số thứ rồi báo công ty thanh toán.

Tháng nào cũng giấu vợ gửi tiền về cho mẹ, đến khi trắng tay trở về nhà, người đàn ông mới nhận ra 1 sự thật quá phũ phàng - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

BÍ MẬT BỊ PHƠI BÀY

5 năm sau, cuối cùng vợ tôi cũng đã phát hiện ra chuyện này. Lần đó cô ấy đến công ty kiểm tra sổ sách, phát hiện ra vài con số không đúng.

Phát hiện ra sự thật này vợ tôi đã vô cùng tức giận và muốn ly hôn với tôi. Cô ấy nghĩ tôi không nên giấu vợ lén mang tiền trong nhà đi. Sau khi làm xong thủ tục ly hôn, tôi nhanh chóng ra bị đuổi ra khỏi nhà vợ. Không còn cách nào khác tôi chỉ có thể về nhà mình.

Về đến nơi, tôi thấy mẹ và em trai tôi đang ngồi nói chuyện ở trong vườn nhà.

Em trai thấy tôi về liền chạy đến hỏi: “Lần này anh về định cho em bao nhiêu tiền?”

Tôi sững người rồi hỏi lại: “Em nói vậy là có ý gì, anh không cho tiền là không được về nhà sao?”

Em trai ngượng nghịu cười: “Ôi không phải thế, chỉ là tiền tháng này đã tiêu gần hết rồi.”

Tôi rất ngạc nhiên và hỏi: “Em không đi làm à? Lương của em đâu hết rồi?”

Em trai trả lời: “Em không đi làm nữa, hàng tháng anh cho mẹ nhiều tiền như vậy, em làm sao phải đi làm?”

Nghe em trai nói những lời này, cuối cùng tôi cũng hiểu ra rằng thì ra mỗi tháng tôi gửi tiền về nhà mẹ đều đưa hết cho em trai, thậm chí chỉ ở nhà ăn chơi mà không hề đi làm, tất cả đều đợi tôi gửi tiền về.

Tôi chua chát nói với mẹ: “Sau này không có tiền nữa, con đã ly hôn vợ rồi”.