Con dâu mua biệt thự 10 tỷ, mẹ chồng gọi hết họ hàng lên ăn tân gia nhưng chỉ xách theo 50 quả trứng: Tôi b:ĩu môi ch:ê thì thấy 1 thứ rơi ra bên trong
Con dâu mua biệt thự 10 tỷ, mẹ chồng gọi hết họ hàng lên ăn tân gia nhưng chỉ xách theo 50 quả trứng: Tôi b:ĩu môi ch:ê thì thấy 1 thứ rơi ra bên trong.
Nghĩ lại mà tôi thấy có lỗi với mẹ chồng quá, suýt nữa tôi đã nghĩ sai về bà.
Khi quyết định lấy anh, dù biết nhà chồng ở quê nghèo, bố mẹ lại chỉ làm nông nhưng thấy anh có chí tiến thủ nên tôi vẫn quyết cưới. Quyết định táo bạo này của tôi khiến cả nhà ngoại phản đối. Bởi nhà tôi kinh tế khá giả, từ nhỏ tôi chẳng phải vất vả chân lấm tay bùn. Nhưng trước sự khăng khăng của tôi, bố mẹ đành phải chấp thuận cho 2 đứa nên duyên.
Lấy chồng xong, vợ chồng phải thuê trọ trên thành phố để tiện đi làm, còn bố mẹ anh vẫn ở quê. Tôi chẳng phải làm dâu 1 ngày, cuộc sống vô cùng thoải mái. Thỉnh thoảng ở quê có việc thì vợ chồng mới về nhà.
Những lúc con dâu về quê, bố mẹ anh cũng chiều chuộng lắm. Tôi ngủ đến bao giờ dậy thì dậy và được mẹ chồng nấu đồ ăn sáng để sẵn. Thậm chí Tết nhất về nhà, ông bà cũng chẳng bao giờ bắt nấu nướng, dọn dẹp. Nói chung dù nghèo nhưng ông bà đối đãi với con dâu không chê vào đâu được.
Sau 2 năm kết hôn thì tôi cũng có bầu. Từ khi biết con dâu có bầu, bố mẹ chồng càng yêu chiều hơn. Bà ở quê nhưng tuần nào cũng gửi bao đồ ngon lên thành phố cho con dâu tẩm bổ. Tôi hắt hơi sổ mũi thôi là mẹ chồng đã bắt con trai đưa đi khám.
Đã vậy, sau hơn 2 năm vợ chồng kinh doanh phát đạt bên ngoài, cộng với vài tỉ ông bà ngoại cho mà khi tôi bầu 6 tháng, vợ chồng đã quyết định mua biệt thự 10 tỷ. Tôi muốn mua căn đấy vì sau này còn tận dụng tầng dưới để mở shop kinh doanh.
Sau nhiều ngày làm thủ tục, chúng tôi cũng cầm được sổ đỏ của căn nhà. Cả hai hạnh phúc lắm vì mua được nhà để chào đón con yêu sắp chào đời. Hai đứa cùng trang trí cho tổ ấm trước khi tôi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Khi nhà cửa đã trang hoàng xong, vợ chồng cũng làm chục mâm cỗ mời người thân 2 bên nội ngoại và bạn bè đến tân gia. Chồng tôi sốt sắng gọi điện về quê cho bố mẹ và họ hàng đằng nội. Tôi thì thật sự không hào hứng lắm vì ông bà nội chẳng cho các con 1 đồng gọi là có để mua căn nhà này.
Hôm về nhà mới, cả đoàn khách nhà nội rất đông kéo đến. Từ quê mọi người đi bằng xe khách nên lếch tha lếch thếch. Bố mẹ chồng còn say xe nữa, vào đến nhà mới còn nôn ọe. Đã vậy mẹ chồng còn khệ nệ vác theo rổ trứng gà khoảng hơn 50 quả. Vừa nhác thấy bóng con dâu, bà đã hồ hởi:
“Nhà to đẹp quá con nhỉ, rộng lắm luôn, mai này cu Bon chào đời tha hồ chạy lung tung”.
“Sao bà vác cả rổ trứng gà lên đây thế kia?”.
“Trứng gà ta đấy con ạ, nhà có đàn gà vừa đẻ nên tiện xe mẹ nhặt lên đây cho con dâu ăn dần tẩm bổ, trứng gà tốt cho bà bầu mà”.
Nhìn rổ trứng gà lấm lem mà tôi chán ngán:
“Sao con ăn hết được từng ngày trứng chứ. Trên này cũng có, bà không phải mang lên cho khổ sở ra. Chút bà mang về 1 nửa đi, con ăn không hết hỏng lại phí ạ”.
Mặc kệ bà tần ngần định nói gì thêm, tôi chạy ra tiếp khách mà trong lòng chán ngán. Con cái mãi mới mua được căn nhà mà mẹ chồng chỉ có rổ trứng gà mang đến. Thật chẳng hiểu bà nghĩ gì nữa.
Hôm đó lên tân gia xong thì ông bà cũng theo xe cùng mọi người về quê luôn. Trước khi về bà còn dặn:
“Chút con nhớ cất trứng gà vào tủ để ăn dần nhé. Còn đây là chút quà mẹ cho 2 đứa”.
Nói rồi bà dúi ngay vào tay tôi một phong bì. Tôi còn nghĩ phong bì chắc chỉ có khoảng 1-2 triệu thôi nhưng cứ cầm cho phải phép rồi cảm ơn ông bà.
Lúc khách khứa về hết, nhìn rổ trứng gà kia tôi ngứa mắt định đem cho hàng xóm hết thì nhớ ra chiếc phong bì của mẹ chồng đưa vội trước lúc về. Mở phong bì ra thì thấy bên trong có tận 30 triệu đồng với toàn tờ 500 ngàn mới tinh.
Không tin nổi bố mẹ chồng nghèo lại có số tiền lớn như vậy nên tôi cảm động, mắt đỏ hoe khi cầm số tiền trên. Tôi gọi điện hỏi ông bà lấy đâu nhiều tiền vậy thì bà thủng thẳng:
“Biết 2 đứa mua nhà, bố mẹ chẳng có gì cho nên cho 2 đứa chút tiền tích cóp. Coi như đây là món quà cho cháu trai của ông bà sắp chào đời”.
Cứ tưởng không trông chờ gì được ở bố mẹ chồng mà nào ông bà lấy cả tiền tích cop dưỡng già khiến dâu bầu như tôi vừa bất ngờ vừa thương ông bà. Nhưng ông bà khó khăn vậy tôi nào dám cầm. Tôi sẽ để dành số tiền này để lần tới về quê sẽ gửi lại cho bố mẹ chồng. Còn rổ trứng gà này, thay vì cho hàng xóm trứng gà, tôi sẽ ăn hết vì vừa bổ cho sức khỏe mẹ bầu vừa không phí công mẹ chồng từ quê mang xuống cho con dâu.
Xem thêm:
Con trai có hiếu mỗi tháng kiếm được 30 triệu thì gửi về cho mẹ 25 triệu, đến lúc lấy vợ rồi vẫn gửi về đều…
Nhà tôi có 2 anh em trai. Anh tôi học hành giỏi giang, ra trường thì ở lại thành phố lập nghiệp. Anh là niềm tự hào của mẹ tôi.
Bố tôi mất sớm, một mình mẹ vất vả nuôi tôi và anh ăn học thành người. Bản thân tôi không có tài nên chỉ học hết cao đẳng ở quê, rồi đi làm một công việc bình thường. Anh tôi làm ở công ty nước ngoài lương rất cao, làng trên xóm ai cũng xuýt xoa ngưỡng mộ mẹ tôi có cậu con trai hết ý.
Từ khi ra trường đi làm kiếm được tiền, tháng nào cũng vậy, sau khi trừ đi tiền chi tiêu sinh hoạt thì anh đều gửi lương về cho mẹ giữ. Bà chỉ có mình anh, mai sau vẫn là của anh hết, đi đâu mà thiệt.
Anh rất tiết kiệm, lương 30 triệu mà tháng nào cũng gửi về cho mẹ ít nhất 25 triệu. Nhờ thế mẹ tôi sửa được nhà, mua sắm các vật dụng hiện đại, đắt tiền. Cuộc đời bà đã khó khăn khổ cực, may nhờ có con trai mới được đổi đời.
Mẹ biết chuyện, tức quá mới gọi con dâu về răn dạy. (Ảnh minh họa)
Nhưng cũng chỉ được vài năm thì anh cưới vợ. Sau khi kết hôn, anh chỉ gửi cho mẹ 20 triệu, còn lại giữ chi tiêu, giao lưu bạn bè và đưa cho chị dâu tiền sinh hoạt phí. Mẹ tôi già yếu, trên thành phố anh chị vẫn ở trọ chật chội nên mẹ không lên thăm con trai bao giờ. Được nghỉ làm thì anh đưa vợ con về chơi với mẹ mà thôi. Khi nào anh mua được nhà sẽ đón bà lên sống cùng.
Cũng có mấy lần anh tôi úp mở rằng chị dâu không hài lòng với việc chồng gửi tiền lương cho mẹ. Mẹ biết chuyện, tức quá mới gọi con dâu về răn dạy. Bà nói thẳng vợ chỉ như cái áo, hôm nay mặc mai có thể thay. Nhưng mẹ thì chỉ có một trên đời không ai thay thế được. Vợ có thể phản bội chồng nhưng mẹ thì không bao giờ. Từ ấy chị dâu mới không nhắc gì tới chuyện tiền lương của chồng nữa. Anh chị chia đôi chi phí sinh hoạt mỗi tháng, vậy là công bằng và rõ ràng.
Vậy nhưng cho đến hôm vừa rồi là nửa năm trời mà anh tôi chưa gửi tiền về cho mẹ. Ban đầu thì anh bảo công ty chậm lương do tình hình dịch bệnh. Nhưng chậm gì mà chậm tới nửa năm. Mẹ hỏi có phải anh đưa cho vợ không thì anh kiên quyết phủ nhận.
Hôm vừa rồi mẹ không kiên nhẫn nổi nữa, quyết định lên thành phố thăm con trai và hỏi han mọi việc cho ra nhẽ. Bà vừa xuất hiện ở cửa, chị dâu rất bất ngờ nhưng nhanh chóng buông một câu: “Cuối cùng thì bà cũng lên rồi, nếu không con đang định điện về thông báo cho bà đây”.
Nói rồi chị dẫn mẹ vào phòng của anh trai. Khi nhìn thấy anh tôi ngồi trên chiếc xe lăn thẫn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ, mẹ tối sầm mặt ngất đi ngay lập tức. Ai biết được anh bị tai nạn nặng nhưng giấu không cho mẹ biết. Nửa năm qua, một mình chị dâu chăm sóc anh, làm theo yêu cầu của anh là không thông báo cho mẹ chồng. Giờ anh thành người tàn tật, đến tự vệ sinh cá nhân cũng không thể làm được, chuyện ra ngoài kiếm tiền lại càng đừng nhắc tới.
Mẹ tôi tức đến tím mặt, quát hỏi chị tình nghĩa vợ chồng mấy năm mà chị nói như vậy à? (Ảnh minh họa)
“Bà lên đón anh ấy về quê chăm sóc đi, con còn nuôi con nhỏ không thể nuôi thêm cả chồng ốm bệnh nữa đâu”, chị dâu lạnh nhạt bảo với mẹ chồng. Mẹ tôi tức đến tím mặt, quát hỏi chị tình nghĩa vợ chồng mấy năm mà chị nói như vậy à? Nhưng chị dâu cười nhạt nhắc lại cho mẹ tôi chính lời của bà khi xưa:
“Vợ chồng chỉ như manh áo thôi mẹ ạ, mặc được ngày nào hay ngày đó, không mặc nữa thì vứt đi. Chồng con trước đây như khách trọ trong nhà, mỗi tháng chia đôi tiền sinh hoạt, còn lại vợ con ra sao không quan tâm. Hết giờ làm là tụ tập bạn bè chơi bời, cũng chẳng quan tâm gì đến con nhỏ. Vậy tình nghĩa vợ chồng, tình cảm cha con có đâu mà bà hỏi?”. Chị dâu còn hùng hồn tuyên bố nửa năm qua chị chăm sóc chồng là hết tình vẹn nghĩa rồi. Giờ chị phải đi làm lấy tiền nuôi con, cũng là cháu mẹ tôi.
Nói rồi chị dọn đồ đưa con sang chỗ ở mới đã tìm thuê được. Mẹ tôi ôm anh trai khóc cạn nước mắt, chẳng còn cách nào bà đành đưa anh về quê. Giá kể khi trước anh đối xử với chị dâu tử tế hơn thì bây giờ hoạn nạn vẫn còn có vợ con bên cạnh