Vừa ký xong đơn l-y h-ôn, chồng cũ bỗng áp sá-t tôi, còn ném thẳng chiếc ba lô vào người, mở ra xem, tôi ngất lịm vì thứ này

Tôi không ưu tú, tài giỏi như chồng. So với anh là giám đốc kiếm tiền nhiều, tôi chỉ làm nhân viên bình thường với vài đồng lương ít ỏi. Gia đình của Quốc cũng khá giả hơn gia đình tôi. Ban đầu, bố mẹ của Quốc không hề phản đối chúng tôi. Nhưng khi về sống chung, mọi thứ dần thay đổi.

Tôi và Quốc yêu nhau 2 năm rồi kết hôn, nhưng chỉ ở với nhau 3 năm thì ly hôn. Lúc đó con trai của chúng tôi chưa tròn hai tuổi. Nguyên nhân chúng tôi chia tay không phải vì người thứ ba, mà là do bố mẹ của Quốc.

Tôi không ưu tú, tài giỏi như chồng. So với anh là giám đốc kiếm tiền nhiều, tôi chỉ làm nhân viên bình thường với vài đồng lương ít ỏi. Gia đình của Quốc cũng khá giả hơn gia đình tôi. Ban đầu, bố mẹ của Quốc không hề phản đối chúng tôi. Nhưng khi về sống chung, mọi thứ dần thay đổi.

Sau khi sinh, con trai tôi sức khỏe không tốt, chồng tôi khuyên tôi nghỉ việc một thời gian để chăm sóc con. Tôi không phản đối, bố mẹ chồng cũng đồng ý. Nhưng cũng từ đây, mâu thuẫn của tôi và bố mẹ chồng ngày một nhiều. Vì ở nhà trông con, bố mẹ chồng cho rằng tôi tiêu xài tiền của chồng phung phí, lén lút gửi tiền về nhà ngoại.

Ảnh minh họa: Internet
Quả thật gia đình bố mẹ tôi nghèo thật nhưng họ chưa bao giờ hỏi xin tôi chuyện tiền bạc. Thay vì yêu cầu chồng giúp đỡ bố mẹ vợ, tôi lại ái ngại vì sợ bố mẹ chồng biết thì sẽ coi thường mình và gia đình mình. Chưa kể, vì sợ tôi dụ dỗ lấy hết tiền của chồng, bố mẹ chồng đòi giữ tiền của vợ chồng tôi. Họ làm đủ cách để chồng tôi phải nghe theo.

Và thay vì tin tưởng và bảo vệ vợ, chồng tôi lại im lặng làm theo lời của bố mẹ. Tôi buồn quá nên quyết định ôm con nhỏ về nhà ngoại ở. Chồng tôi đưa tôi một ít tiền để chăm con, tôi còn chưa đụng đến thì mẹ chồng đã hỏi tôi có phải đem tiền phải cho nhà mẹ đẻ không. Nhẫn nhịn quá lâu khiến tôi không thể kiềm chế nữa, tôi cãi nhau với bố mẹ chồng.

Bất mãn hơn, mẹ chồng còn ép chồng tôi cưới vợ mới, bà cho rằng tôi không tôn trọng bà. Sau đó vài ngày, Quốc viết đơn ly hôn, tôi cũng bằng lòng ký.

Ngày ra tòa ly hôn, tôi bế con nhìn sắc mặt chồng lạnh nhạt, hờ hững. Anh nhường quyền nuôi con cho tôi, còn anh chu cấp tiền nuôi dưỡng. Lúc chuẩn bị rời khỏi tòa, Quốc bất ngờ đi về phía tôi, vứt vào người tôi cái ba lô cũ trước mặt bố mẹ mình. Anh còn nói:

“Đồ của cô, cầm về đi”.

Về nhà, tôi cũng chẳng màng mở cái ba lô cũ đó ra. Quả thật đó là món quà chồng từng tặng tôi khi còn là vợ chồng. Giờ nhìn thấy nó, trong lòng tôi càng khó chịu. Đến hôm sau, tôi mới mở ra thì phát hiện bên trong có một cuốn sổ tiết kiệm và một tờ giấy có chữ viết của chồng cũ. Anh viết: “Tiền anh để dành bao lâu nay, em cứ cầm rồi nuôi con. Đừng để bố mẹ anh biết”.

Trong sổ tiết kiệm là số tiền 5 tỷ, tôi nhìn qua mà mắt nóng lên. Tôi biết chồng vẫn còn tình cảm nhưng anh không dám cãi lời bố mẹ. Tôi có nên tiêu số tiền này không, hay là trả lại chồng cũ?

Theo Mộc Miên (TH) | Phụ Nữ Sức Khỏe

Xem Thêm:

Tháng nào con dâu cũng biếu tôi 5 triệu, kể cả phải đi vay, nghe cháu nội tiết lộ lý do mà tim tôi đau đớn, nước mắt ướt má

Vợ chồng tôi bàn bạc rồi thống nhất sẽ đưa lại hết số tiền mà trước giờ con dâu đã biếu.

Tôi tên Ngọc Vy, là một nhân viên hành chính nhưng đã nghỉ hưu được 2 năm nay. Mỗi tháng, tôi nhận được 9 triệu tiền lương hưu. Và con dâu biếu tôi 5 triệu đều đặn vào ngày mùng 5 hằng tháng.

Số tiền thể hiện lòng hiếu thảo

Từ ngày cưới đến nay, con trai và con dâu ở riêng, cách nhà tôi 3km. Tuy chỉ có một cậu con trai duy nhất nhưng khi con trai bày tỏ mong muốn được xây nhà riêng, tôi đã đồng ý ngay. Tôi hiểu, vợ chồng chúng tuổi còn trẻ, cũng thích được sống thoải mái trong căn nhà riêng của chính mình. Tôi không phải kiểu người gia trưởng, ép buộc con dâu phải sống chung rồi hầu hạ, phục vụ nhà chồng. Điều tôi cần là 2 con sống hạnh phúc, thấu hiểu nhau là đủ rồi.

Đều đặn từ đó đến nay, cứ đến ngày mùng 5 hàng tháng nhận lương, con dâu lại tự tay cầm 5 triệu biếu tôi. Tôi không nhận nhưng con dâu nói đó là số tiền thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con, mong muốn tôi nhận lấy; nếu tôi không dùng đến thì cứ tiết kiệm, phòng khi đau bệnh cũng có tiền lo thuốc men, viện phí. Thấy con dâu nài nỉ, tôi đành cầm lấy và gửi vào một cuốn sổ tiết kiệm.

Con dâu đối xử với vợ chồng tôi rất tốt. Khi nào rảnh, con đều chủ động về nhà chồng, giúp tôi dọn dẹp nhà cửa. Nấu món gì ngon, con dâu lại múc ra một phần riêng, đem về cho bố mẹ chồng ăn cùng. Tôi hay đau lưng, con mua thuốc bổ cho tôi uống. Biết bố chồng thích uống cà phê sáng thì con dâu mua cà phê biếu ông ấy. Vậy nên, tôi rất thương con dâu, con sống biết điều, hiểu tình nghĩa.


Ảnh minh họa.

Thứ trên mâm cơm đã tố cáo tất cả bí mật mà con dâu giấu giếm

Mấy ngày trước, tôi đi công việc, sẵn tiện ghé vào nhà con trai và con dâu. Tôi mua cho các cháu cân mực tươi để con dâu hấp nước dừa, món mà 2 đứa cháu thích ăn nhất. Tôi đến vào 10h30 sáng, lúc con dâu đã nấu ăn xong. Thấy mẹ chồng, con dâu vội ra chào hỏi, chủ động dắt xe tôi vào nhà và kêu đứa con lớn lấy nước cho bà nội uống.

Tôi đem cân mực xuống nhà bếp, vô tình thấy mâm cơm nhà con dâu. Mâm cơm chỉ có một bát thịt kho tiêu nhỏ (chắc đủ cho 2 đứa trẻ ăn), một bát canh rau lõng bõng và đĩa tép rang, món mà tôi gửi cho con từ tháng trước đến tận bây giờ. Tôi hỏi cháu bữa ăn thường ngày cũng như vậy sao? Cháu gật đầu, còn kể một chuyện mà tôi sửng sốt.

Thì ra từ đầu năm nay, con dâu bị thất nghiệp, chỉ ở nhà nấu nướng, dọn dẹp, đưa đón con đi học. Buổi tối thì con dâu đi phụ quán nước uống ở công viên để kiếm thêm tiền mua thức ăn. “Mẹ không cho con nói với bà nội đâu? Mẹ sợ bà nội lo. Có lần con thấy mẹ đi vay tiền để biếu bà nội đấy, mẹ bảo tiền đó tháng nào cũng phải đưa để cảm ơn ông bà đã sinh ra và nuôi dưỡng bố con”. Cháu còn tự hào nói: “Sau này con lớn, con cũng sẽ đi làm để kiếm tiền biếu mẹ con để cảm ơn mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng con”.

Cùng lúc đó, con dâu đi xuống, tôi liền hỏi chuyện mà cháu nội mới kể. Biết không thể giấu được nữa, con dâu đành nói thật mọi chuyện. Công ty sa thải nhân viên, con nằm trong đợt sa thải nên phải ở nhà. Tiền bạc cũng túng thiếu, con đành phải tiết kiệm tối đa, kể cả trong việc ăn uống. “Cũng may có hộp tép rang mẹ cho từ tháng trước mà vợ chồng con tiết kiệm được tiền mua tôm mua thịt”. Con dâu cười nói một cách thoải mái nhưng trái tim tôi lại như bị giày vò.

Tôi về kể cho ông xã nghe. Vợ chồng tôi bàn bạc rồi thống nhất sẽ đưa lại hết số tiền mà trước giờ con dâu đã biếu; tôi cũng trích một phần tiền tiết kiệm để cho con tròn 400 triệu đồng.

Khi nhận tiền, con dâu ngạc nhiên lắm. Con từ chối nhưng tôi quyết ép con phải cầm số tiền đó để chi tiêu. Tôi cũng nói luôn rằng tôi không nhận 5 triệu mỗi tháng của con nữa. Con dâu bật khóc, cảm ơn tôi và hứa khi nào đi làm lại, có tiền sẽ trả lại tôi. Thấy các con các cháu sống khổ, tôi không đành lòng. Tôi có nên bảo chúng về ở cùng mình để tiện việc đỡ đần không?