Miền Bắc vừa trải qua tháng 7 mưa lũ khốc liệt, mưa lớn lịch sử trong vòng 45 năm qua đã gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở nghiêm trọng, thi-ệt h-ại nặng nề về người và tài sản.
Báo VTV News ngày 2/08/2024 có bài viết đưa thông tin với tiêu đề: “Bắc Bộ vừa trải qua tháng 7 mưa lớn lịch sử khiến 30 người thi-ệt m-ạng”. Với nội dung như sau:
Nhiều trạm có lượng mưa trong tháng 7 vượt giá trị lịch sử
Tính đến ngày 1/8/2024 mưa lũ, sạt lở, ngập úng, lũ quét đã khiến 30 người thi-ệt mạ-ng (11 người ở Bắc Mê, Hà Giang trong trận sạt lở đất kinh hoàng vào rạng sáng 13/7 và 18 người thiệt mạng, mất tích trong đợt mưa lớn vào nửa cuối tháng 7 ở các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Thái Nguyên và thành phố Hà Nội.
Trận sạt lở kinh hoàng xảy ra ở Bắc Mê, Hà Giang
Trận sạt lở kinh hoàng đã khiến 11 người trên xe khách bị thiệt mạng vào rạng sáng 13/7
Lũ lớn gây ngập úng, sạt lở ở Mai Sơn, Sơn La khiến nhiều người thi-ệt mạ-ng và m-ất tí-ch
Lũ lớn gây ngập úng, sạt lở ở Mai Sơn, Sơn La khiến nhiều người thi-ệt mạ-ng và m-ất t-ích
Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh chìm trong biển nước đêm 29/7
Mưa lũ, ngập lụt, sạt lở, lũ quét đã gây thiệt hại hàng trăm ngôi nhà dân, hàng loạt tuyến đường trọng điểm bị sạt lở ách tắc. Hơn 40 nghìn ha hoa màu bị thi-ệt hại nặng nề.
Dự báo trong tháng 8 này miền Bắc sẽ mưa nhiều hơn trung bình nhiều năm từ 5 – 10%. Trong đó, vùng núi Bắc Bộ và khu Đông Bắc sẽ là tâm mưa lớn nhất với tổng lượng mưa phổ biến từ 300 – 400 mm, có nơi trên 500 mm.
Cảnh báo có thể xuất hiện các trận mưa có cường suất mưa lớn đột biến, vài trăm mm chỉ trong nửa ngày. Nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét và ngập úng, đặc biệt lưu ý ở khu vực từ Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng sang Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.
Tiếp đến, báo Giao thông ngày 01/08/2024, cũng có bài đăng liên quan với thông tin:”Hơn 70 tuổi, lần đầu tôi thấy cảnh sụt lún kinh hoàng ở Bạc Liêu”. Nội dung được đưa như sau:
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã làm sụt lún, sạt lở nhiều đoạn đường giao thông, nhà dân, khiến cuộc sống người dân ở Bạc Liêu bị đảo lộn.
Thời gian qua, nhiều địa phương ở Bạc Liêu bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, xâm nhập mặn, đường giao thông bị hư hỏng, nhà cửa của người dân bị sụt lún, nứt vách, nền bị nghiêng.
Tại buổi khảo sát chiều 31/7, ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu đã có chỉ đạo kịp thời, giúp người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
Ông Dữ chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến cảnh một đoạn đường giao thông trước cửa nhà bị sụt lún sâu hơn 1m.
Trò chuyện cùng PV Báo Giao thông, ông Trần Văn Dữ (ngụ ấp Tà Ben, xã Ninh Hoà, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) nói: “Tôi năm nay 71 tuổi, nhưng lần đầu tiên chứng kiến cảnh sụt lún, sạt lở kinh hoàng “nuốt trôi” cả một đoạn đường giao thông bị trôi xuống sông”.
Lần đầu tiên thấy cảnh sụt lún ki-nh ho-àng
Ông Dữ chia sẻ, vị trí sụt lún, sạt lở phía trước nhà ông xuất hiện từ cuối tháng 6. Trước đó, đoạn đường này không có dấu hiệu bất thường.
“Con đường dài hơn 3km, vừa khánh thành không được bao lâu, người dân nơi đây chưa hết vui mừng thì đã đã chứng kiến cảnh sụt lún, đi lại khó khăn, giao thông chia cắt.
Sáng hôm xảy ra sự việc, tôi còn đi ra trước nhà thấy xe chạy bình thường. Đến khoảng 11h cùng ngày, đoạn đường dài khoảng 60m trước nhà tôi bất ngờ bị sụt lún, sâu hơn 1m. Tôi hoảng hốt, hàng xóm cũng ngỡ ngàng, vì hàng chục năm qua chưa thấy sụt lún đất ki-nh ho-àng như vậy”, ông Dữ chia sẻ.
Ông Võ Văn Lễ, Bí thư Chi bộ ấp Ninh Tiến, xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân cho biết, trên địa bàn ấp có hai điểm cả sụt lún và sạt lở với chiều dài gần 400m và xuất hiện nhiều điểm có ng-uy cơ khác.
Theo ông Lễ, khi tuyến đường bê tông được đưa vào sử dụng thì bà con ai nấy đều vui mừng vì thuận lợi cho việc đi lại, học hành, buôn bán… Nhưng giờ sụt lún vậy, người dân mong các cấp chính quyền sớm khắc phục để người dân đi lại an toàn.
“Tôi sống ở đây từ nhỏ đến giờ mà chưa bao giờ thấy tình trạng sụt lún nặng nề như năm nay”, ông Lễ chia sẻ thêm.
Tổng hợp