Kinh nghiệm người xưa: “Có tiền đừng mua đất ven sông”: Càng ngẫm càng đúng

Kinh nghiệm người xưa: “Có tiền đừng mua đất ven sông”: Càng ngẫm càng đúng

Kinh nghiệm người xưa: “Có tiền đừng mua đất ven sông, giàu có không lấy vợ tái giá”. Trải quả những ngày lũ lụt vừa qua, chúng ta có thể thấy được kinh nghiệm người xưa vẫn còn giá trị áp dụng.

Kinh nghiệm người xưa: “Có tiền đừng mua đất ven sông, giàu có không lấy vợ tái giá”. Trải quả những ngày lũ lụt vừa qua, chúng ta có thể thấy được kinh nghiệm người xưa vẫn còn giá trị áp dụng.

“Có tiền đừng mua đất ven sông”

Theo kinh nghiệm của người xưa đúc kết, nếu có tiền muốn mua đất để ở thì đừng bao giờ mua đất ven sông. Dù cho mảnh đất ấy có phì nhiêu, thuận lợi đến nhường nào cũng không nên mua. Bởi lẽ, đất ven sông là đất có địa hình thấp, nếu trời mưa to khiến nước sông dâng cao, hoặc là khi gặp phải lũ lụt thì không có cách nào để ngăn chặn. Tiền bạc, tài sản tích luỹ cũng có thể bị cuốn trôi, thậm chí có thể vì chuyện này mà mất đi sinh mạng của bản thân và gia đình, một tai họa khó lường.

Đất ven sông là đất có địa hình thấp, nếu trời mưa to khiến nước sông dâng cao, hoặc là khi gặp phải lũ lụt thì không có cách nào để ngăn chặn.

Do đó, câu nói này của người xưa không chỉ là lời khuyên về một quyết định đầu tư thông minh mà nó cũng là lời cảnh báo về việc cân nhắc kỹ lưỡng nơi định cư trước các yếu tố tự nhiên.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận, sống ở ven sông những ngày bình yên thật giá trị. Khung cảnh sông nước hữu tình, hoà mình vào thiên nhiên cộng với không khí cực kỳ mát mẻ là những điểm cộng cho mảnh đất ở khu vực này. Hiện nay, có rất nhiều người ưa chuộng và muốn chọn mua những mảnh đất như thế. Cùng với sự phát triển của công nghiệp, ngành xây dựng cũng có thể giải quyết được những bài toán mà người xưa đau đáu. Tuy nhiên, vẫn ở đâu đó với những hiểm hoạ không nói trước được vẫn trực chờ khi sinh sống ở những địa hình có phần nguy hiểm như thế.

“Giàu có không lấy vợ tái giá”

Chuyển sang vế thứ hai của câu nói, người xưa cho rằng: “giàu có không lấy vợ tái giá”. Trong thế giới của người xưa, phụ nữ có thân phận thấp kém và không xem trọng. Trong quan điểm của họ, người phụ nữ họ rất xem trọng “tam tòng tứ đức” của một người phụ nữ. Họ cho rằng, những người phụ nữ một khi đã đi lấy chồng thì phải theo chồng, một lòng chung thủy đến suốt đời và chỉ chuyên tu vào việc dạy dỗ con cái nên người. Hơn nữa, những người phụ nữ thời xưa rất xem trọng danh tiết của mình, họ cho rằng “gái chính chuyên chỉ lấy một chồng”. Chính vì vậy, ngày xưa, nếu người phụ nữ nào tái giá thì chắc chắn mọi người sẽ cho rằng họ đã phạm phải một tội lỗi tày trời gì đó mới khiến bị gia đình chồng và chồng ruồng bỏ. Chính vì thế, một khi đã hoà ly thì gần như là dấu chấm hết đối với người phụ nữ đó nếu như gia đình nhà đẻ không giang tay chào đón. Bởi, không một người đàn ông nào muốn cưới người phụ nữ đó về làm vợ nữa.

Thời xưa, người phụ nữ họ rất xem trọng “tam tòng tứ đức” của một người phụ nữ.

Tuy nhiên, ngày nay, những quan niệm này dần trở nên lỗi thời trong xã hội hiện đại, nơi mà các tiêu chuẩn về hôn nhân, tình yêu cũng như sự nghiệp đã và đang ngày một thay đổi. Người phụ nữ có quyền tìm hạnh phúc đích thực của đời mình, họ đặt lên được và cũng hạ xuống được, họ sống thực với cảm xúc của mình và xã hội cũng động viên việc này.

Có thể nói, ngày nay, việc mua đất ở vùng ven sông không còn là mối lo ngại lớn nhờ vào sự phát triển của công nghệ cũng như hệ thống quản lý lũ lụt hiệu quả hơn. Về mặt xã hội, việc ly hôn, tái hôn được xem là quyền cá nhân và không còn là một vấn đề mang tính đạo đức hay xã hội nghiêm trọng như xưa.

Xem Thêm:

Khi nghèo mà bị người khác coi thường, hãy nhớ 4 điều này, tương lai của bạn sẽ cải thiện rất nhiều

Nghèo mà không thay đổi thì nghèo cả đời

Trong xã hội này, nghèo chắc chắn là bị người khác coi thường, đã nghèo thì nói sẽ chẳng có ai nghe. Người nghèo mà mặc đồ đẹp thì bị xem là đạo đức giả. Người giàu mặc đồ rách người ta bảo là khí chất. Đó chính là sự khác biệt. Vì vậy, chúng ta chẳng thể làm gì khác ngoài việc phải chăm chỉ, chăm chỉ, và chăm chỉ thì mới vượt qua được số phận hẩm hiu.

Người nghèo giống như sống ở đáy vực, mỗi bước chân leo lên là một bước lên, những nếu bước lên mà cứ sợ ngã thì mãi chỉ dậm chân dưới đáy mà thôi. Những người đang gào lên than thở vì nghèo nhưng họ không sẵn sàng làm việc chăm chỉ, không muốn đánh đổi sức lao động thì sẽ muôn đời nghèo.

Tựa núi núi lở, tựa người người chạy, chỉ có thể tựa vào chính mình

Sông ở đời chúng ta có thể sẽ gặp những quý nhân của đời mình, nhưng người có thể giúp ta vượt qua gian nan chỉ có mình ta mà thôi. Hãy nhớ rằng khi người khác muốn kéo ta ra nhưng không tìm được tay thì cũng chẳng thể làm gì cả.

Ở đời, ai cũng muốn có một chỗ dựa, nhưng không được ỷ lại, vì nếu ỷ lại chúng ta sẽ trở nên yếu đuối, không có khả năng sinh tồn. Quy luật của cuộc sống này, kẻ mạnh sẽ tồn tại, còn kẻ yếu sẽ bị tiêu diệt, vì vậy chúng ta phải mạnh mẽ, vượt qua số phận.

Khi bạn gặp khó khăn hãy cứ dũng cảm mà đối diện với nó, lúc đó bạn sẽ biết cách để giải quyết.

Dựa vào thế lực không bằng dựa vào trí tuệ

Nếu một người không có trí tuệ, chắc chắn là anh ta có thể sử dụng thế lực của mình để kiếm tiền. Những người thành công thì hầu hết họ đều dựa cả vào chính trí tuệ của mình. Thế nên khi bạn nghèo thì người khác xem thường thì hãy bình tĩnh và chăm chỉ học tập.

Người khác càng xem thường thì càng phải đứng lên

Chẳng ai muốn chính mình bị xem thường. Trong cuộc đời mỗi người chúng ta chắc chắn sẽ phải trải qua nhiều khó khăn, trải qua sự lạnh nhạt của người khác. Nhưng những người thông minh sẽ không phàn nàn, ngược lại họ sẽ biến điều này thành động lực cho sự thăng tiến trong tương lai, không khuất phục trước số phận.