Kể từ năm 2025, đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở? Người dân nên nắm rõ để được lợi nhất

Kể từ năm 2025, đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở? Người dân nên nắm rõ để được lợi nhất

Luật Đất đai 2024 có nhiều chính sách thay đổi liên quan tới bồi thường, tái định cư. Dưới đây là những quy định mới nhất theo Luật đất đai 2024 về bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp. Liệu hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở hay không?

Từ 2025, đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở?

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà đủ điều kiện được bồi thường thì khi Nhà nước thu hồi đất sẽ được bồi thường bằng:

– Đất nông nghiệp;

– Tiền;

– Đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi;

– Nhà ở.

Từ năm 2025, người có đất nông nghiệp bị thu hồi có khả năng được bồi thường bằng đất ở, nhà ở

Từ năm 2025, người có đất nông nghiệp bị thu hồi có khả năng được bồi thường bằng đất ở, nhà ở

Đối chiếu với quy định tại Điều 74, Điều 77 Luật Đất đai năm 2013, hiện nay, hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi chỉ được bồi thường về đất bằng đất nông nghiệp hoặc tiền (trong trường hợp không có đất nông nghiệp để bồi thường).

Đồng thời, khoản 6 Điều 111 Luật Đất đai 2024 quy định, người bị thu hồi đất nông nghiệp đủ điều kiện bồi thường mà có nhu cầu bồi thường bằng đất ở/nhà ở và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở thì được bồi thường bằng giao đất ở/nhà ở tái định cư.

Như vậy, từ ngày 01/01/2025 – khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi có đủ điều kiện bồi thường thì có thể được bồi thường bằng nhà ở. Tuy nhiên, đối chiếu với nguyên tắc bồi thường về đất tại khoản 2 Điều 91 Luật Đất đai 2024, vẫn sẽ ưu tiên bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc tiền. Nếu được bồi thường bằng đất, bằng nhà ở mà có nhu cầu được bồi thường bằng tiền thì được bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng nhưng phải đăng ký khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Nói tóm lại, từ năm 2025, người có đất nông nghiệp bị thu hồi có khả năng được bồi thường bằng đất ở, nhà ở (hiện nay chỉ quy định bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc tiền).

Điều kiện được bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp

Theo Điều 95 Luật Đất đai 2024, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi đất được bồi thường về đất khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

– Có quyết định giao đất/quyết định cho thuê đất/quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

– Nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật từ người có quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký đất đai;

– Được sử dụng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất mà người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Hạn mức bồi thường về đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024

Hạn mức bồi thường về đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024

Hạn mức bồi thường về đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì hạn mức bồi thường về đất nông nghiệp được quy định như sau:

– Thứ nhất, diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 176 và Điều 177 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế.

– Thứ hai, đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày 1-7-2014 thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

– Thứ ba, đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 1-7-2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, theo quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện như trên.

xem thêm:

Quy định về việc phân lô, bán nền trong Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ không cho phân lô bán nền tại 105 thành phố, thị xã; tăng thêm 81 thành phố, thị xã so với quy định hiện hành.

Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025.

105 thành phố, thị xã trên cả nước không được phân lô bán nền từ ngày 1-1-2025 - Ngồn: TTXVN

105 thành phố, thị xã trên cả nước không được phân lô bán nền từ ngày 1-1-2025 – Ngồn: TTXVN

Sắp tới 105 thành phố, thị xã không được phân lô bán nền, chuyên gia lý giải để hiểu sao cho đúng về quy định này

Liên quan tới quy định cấm phân lô bán nền, chuyên gia lĩnh vực bất động sản đánh giá, giá đất nền sắp tới sẽ tăng do khan hiếm nguồn cung.

Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III và thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai.

Như vậy, quy định mới sẽ không cho phân lô, bán nền tại tổng cộng 105 thành phố, thị xã trên toàn quốc.

Tuy nhiên, hiện nay, có những thông tin hiểu chưa đúng về quy định trên. Về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Quê, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội bất động sản Việt Nam đã đưa ra lý giải cụ thể.

Về đối tượng áp dụng, ông Quê cho biết, căn cứ pháp lý tại Khoản 6 Điều 31 (Điều kiện đối với đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở), Mục 2 (chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho cá nhân tự xây dựng nhà ở), Luật doanh bất động sản số 29/2023/QH15 ban hành ngày 28/11/2023 quy định như sau:

“Đất không thuộc khu vực phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III; không thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai. Đối với các khu vực còn lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở”.

Như vậy, theo ông Quê, quy định này chỉ áp dụng đối với dự án bất động sản, không áp dụng với đất cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu tách thửa với mục đích cho tặng, thừa kế, chuyển nhượng cho người khác.

Về thời gian áp dụng, ông Quê cho hay dự kiến từ ngày 01/01/2025, có thể từ ngày 01/7/2024 nếu sắp tới Quốc hội phê duyệt đề nghị của Chính phủ.

Đánh giá về tác động của quy định này giai đoạn sắp tới, ông Quê cho rằng sẽ hạn chế tình trạng đầu cơ, do đất phải xây dựng nhà trước khi mở bán thì tổng giá trị sản phẩm đội giá cao, không hấp dẫn nhà đầu tư. Thứ hai, Nhà nước thu được nguồn thuế lớn hơn. Ba, sàng lọc được năng lực chủ đầu tư thực hiện dự án. Đặc biệt, giá đất nền sắp tới sẽ tăng do khan hiếm nguồn cung.

Chia sẻ về vấn đề siết phân lô bán nền, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, nhu cầu với đất nền luôn rất cao còn thị trường lại thiếu nguồn cung từ dự án chính thống.

Theo ông Đính, nhiều nhà đầu cơ đã tận dụng cơ hội gom đất rồi phân lô bán nền, tách thửa, thậm chí đặt tên thương mại giống các dự án chính thống để lôi kéo khách mua bán.

Đồng thời, đua nhau thổi giá, đẩy giá nhà đất lên cao, gây hỗn loạn thị trường. Chính vì vậy, việc siết phân lô bán nền là cần thiết.

Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng về lâu dài việc siết phân lô bán nền này sẽ giúp thị trường phát triển theo hướng minh bạch, bền vững, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, “sốt” đất, hạn chế lãng phí đất.

Ông Võ Hồng Thắng, Giám đốc bộ phận tư vấn dịch vụ DKRA Group cũng nhận định, việc không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân, thuộc khu vực phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III, chắc chắn khiến thị trường đất nền gặp khó khăn trong thời gian đầu triển khai.

Mặc dầu vậy, nếu nhìn dài hạn, đây là xu hướng tất yếu được áp dụng đồng bộ ở nhiều quốc gia phát triển, giúp đảm bảo quyền lợi người mua bất động sản, góp phần cải thiện tính minh bạch của thị trường. Qua đó, tạo động lực cho những bước phát triển bền vững sau này.