Phật dạy: Đây chính là những báo ứng của người vay tiền không chịu trả
Nợ tiền không trả là đang tự gieo cho mình nghiệp nghèo hèn
Làm người, có nợ nhất định phải trả. Đừng nghĩ rằng mình có nợ rồi tìm cách trốn chạy. Dù sớm hay muộn bạn cũng sẽ phải trả giá cho hành động đó của mình mà thôi.
Dù thế nào cũng đừng thiếu nợ ai
Một người bằng lòng đem tiền cho chúng ta vay, điều này chứng tỏ là người đó đối xử với ta rất tốt, rất tin tưởng. Thế nên chúng ta cần giữ lời hứa cho mình, không thể vay rồi lại không chịu trả.
Nếu quả thực nhất thời chưa đem tiền trả cho người ta được, hãy nói rõ cho họ hiểu. Hơn nữa cũng phải cố gắng kiếm tiền để hoàn trả cho người ta. Bởi vì người chúng ta vay cũng là bạn bè tốt nên phải biết thông cảm cho nhau.
Chúng ta nhất định phải luôn ghi nhớ ở trong lòng, càng sớm càng tốt phải trả nợ cho người ta.
Người xưa có dạy: “Vì sao kiếp này làm trâu ngựa, là bởi vì kiếp trước nợ tiền không trả nợ”
Thế nên người cho mình vay cực kỳ là có công đức lớn. Mặc dù không phải là quyên tặng cho người khác, nhưng nếu người không phải là đang gặp khó khăn hay nguy hiểm gì thì cũng chẳng đi vay làm gì cả. Việc cho vay sẽ giúp họ vượt qua hoạn nạn.
Khi chúng ta cho người khác chút tiền không giúp ích người đó bằng đi vay người khác nhiều tiền. Bởi vì cho ít tiền cũng không thể làm được việc lớn.
Có người kiếp trước thiếu nợ tiền túi muối mà kiếp này phải làm trâu để sớm tối chở muối trả nợ. Thế nên tiền chúng ta mắc nợ cũng sinh ra lãi như trong ngân hàng vậy. Mỗi ngày không trả, tiền lãi sẽ tăng lên.
Việc vay không chịu trả chính là biểu hiện của tâm ích kỷ, tráo trở. Bạn đang tự gieo nghiệp hèn cho chính mình. Nhanh thì cho đời này, muộn thì cho đời sau.
Phật dạy tiền bạc phải phân minh, tình ái phải dứt khoát. Ngay cả anh chị em trong nhà thì cũng cần phải rõ ràng chuyện tế nhị này.
Khoản nào vay cần trả, khoản nào cho thì phải biết ơn. Còn phía người nhận bắt buộc không bao giờ được quên ân tình đó. Bởi món nợ đó không đơn thuần là nợ vật chất mà đó là món nợ ân nghĩa. Cho nên, có vay thì phải có trả!
Hộp nhựa, nồi chiên dính đầy dầu mỡ, áp dụng mẹo đơn giản này giúp làm sạch không cần kỳ cọ
Nếu đồ nhựa, nồi chiên không dầu dính nhiều dầu mỡ bạn cũng không cần quá lo lắng. Các đầu bếp vẫn thường áp dụng những mẹo này để làm sạch chúng đơn giản, nhanh chóng.
Cách rửa hộp nhựa dính dầu mỡ
Với hộp nhựa dính dầu mỡ, nếu chỉ rửa bằng nước rửa bát như bình thường cũng chưa chắc đã sạch. Vậy thì bạn hãy áp dụng mẹo này. Chỉ cần cho 1 ít nước vào hộp cùng 2 – 3 tờ giấy ăn và chút nước rửa bát. Tiếp đến đậy nắp hộp lại, lắc thật mạnh trong khoảng 10 giây. Làm như vậy thì bao nhiêu váng dầu, váng mỡ đều sẽ được đẩy khỏi hộp nhựa. Sau cùng bạn chỉ cần rửa lại một lần nữa với nước là xong.
Hoặc bạn cũng có thể dùng chanh để làm sạch hộp nhựa dính dầu mỡ. Chẳng những đánh bay vết dầu mỡ hiệu quả mà chanh còn giúp khử sạch mùi hôi trên hộp nhựa. Trước tiên bạn cắt đôi quả chanh tươi rồi chà sát quanh hộp ở những nơi dính nhiều dầu mỡ. Lưu lại 1 – 2 tiếng để chanh bám và xóa vết dầu mỡ rồi đem rửa lại với nước. Bạn cũng có thể cắt chanh thành từng lát bỏ vào nước ấm ngâm hộp để làm sạch luôn các vết ố vàng bám trên thành hộp.
Cách rửa nồi chiên không dầu
Sau mỗi lần chiên, nướng thực phẩm việc vệ sinh nồi chiên không dầu trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em. Không chỉ dầu mỡ mà cả những vết thịt cháy cũng sẽ bám chặt vào khay nướng. Bên cạnh đó, kích thước khay nướng, lòng nồi chiên khá to khiến cho việc vệ sinh dụng cụ này trở nên cồng kềnh hơn bao giờ hết.
Nhưng việc gì cũng có cách giải quyết. Cách đơn giản để vệ sinh nồi chiên không dầu là bạn hãy cho khoảng 200ml nước vào lòng nồi chiên cùng với nước rửa bát. Sau đó bật nồi chiên lên, chọn mức nhiệt 370°F tương đương khoảng 187°C và cài thời gian trong 5 phút.
Cuối cùng, bạn chỉ cần rửa lại khay đựng và lòng nồi chiên một lần nữa là nồi chiên sẽ được làm sạch hoàn toàn. Từ bây giờ bạn có thể thoải mái chế biến các món chiên bằng nồi chiên không dầu mà không còn ngại việc vệ sinh cho nó nữa.
Tuy nhiên có một lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ khi rửa nồi chiên không dầu. Sau khi chúng ta lấy thức ăn ra khỏi nồi chiên không dầu, bạn cần đợi cho đến khi nồi chiên nguội hoàn toàn rồi mới tiến hành các thao tác rửa. Cho dù lựa chọn bất cứ cách vệ sinh nồi chiên nào đi chăng nữa thì bạn cũng nhất định phải đợi nồi nhả bớt nhiệt rồi mới thực hiện. Làm như vậy để tránh tạo sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn. Cho dù bạn rửa nồi chiên bằng nước nóng 100°C thì vẫn có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ nước và nhiệt độ nồi chiên, thường ở mức 180 – 200 độ.