Vì sao nghệ sĩ Việt kiếm ăn nhờ khán giả Việt, rồi lại sang Mỹ có thêm quốc tịch, mua nhà ở bển? Cuối cùng cũng có lời giải đáp
Những ai khao khát giàu có và địa vị đều có thể đạt được phiên bản thành công của riêng mình ở Mỹ.
Đó là lý do cụm từ ‘giấc mơ Mỹ’ xuất hiện trong tiềm thức của hầu hết mọi người. Tuy nhiên, việc một số nghệ sĩ Việt chọn xứ cờ hoa để sinh sống thì luôn khiến công chúng tò mò.
Tại Việt Nam, họ đã có địa vị, danh tiếng và tất nhiên là nguồn thu nhập đáng mơ ước khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp. Vì vậy, trong mắt khán giả, việc các sao bất ngờ chuyển sao Mỹ định cư thường sẽ là một cách ‘chạy trốn’ hoặc ‘ẩn náu’, chứ không phải tìm kiếm danh vọng hay giàu sang.
Hoa hậu Phạm Hương: Muốn được trải nghiệm cuộc sống bình dị và không bị căng thẳng bởi danh xưng Hoa hậu
Phạm Hương đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam năm 2015. Từ đó, cô trở thành ‘chân dài’ nhận được sự quan tâm hàng đầu của khán giả. Phạm Hương cũng là một trong số ít Hoa hậu được khán giả hài lòng về sắc đẹp lẫn trí tuệ.
Phạm Hương đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam năm 2015.
Dấu mốc đáng nhớ trong sự nghiệp của Phạm Hương phải kể đến cuộc thi Miss Universe 2015 (Hoa hậu Hoàn vũ thế giới), mà năm đó cô là đại diện cho nhan sắc Việt. Thời điểm Phạm Hương đi thi, người hâm mộ cả nước đều dõi theo và ủng hộ. Dù có phần thể hiện khá tốt nhưng Phạm Hương vẫn trắng tay tại cuộc thi năm đó. Về nước, người đẹp giữ được sức hút và liên tục nhận được nhiều show diễn.
Tuy nhiên, sau đó không lâu, Phạm Hương vướng nhiều thị phi, đáng chú ý là sự việc cô bị tố thái độ không tốt với đồng nghiệp… Có thời điểm, Phạm Hương trở thành Hoa hậu bị ghét nhất showbiz Việt. Dân mạng từng chia sẻ hình ảnh một nhóm kín trên Facebook anti Phạm Hương, với lượng thành viên vượt mức 22.000 người.
Cô từng vướng ồn ào về thái độ không tốt với đồng nghiệp.
Đây thực sự là con số khổng lồ với một Hoa hậu, bởi trước đó, chưa từng có ‘chân dài’ nào sở hữu lượng anti-fan nhiều đến thế. Có lẽ đây cũng là một cú sốc tinh thần đối với Phạm Hương. Năm 2018, Phạm Hương chính thức trao lại vương miện cho H’hen Niê và tạm dừng mọi hoạt động trong làng giải trí.
Cũng trong năm 2018, khán giả còn bất ngờ hơn khi Phạm Hương quyết định sang Mỹ định cư và tập trung hoàn toàn vào việc chăm sóc gia đình. Cuối tháng 12/2019, Phạm Hương khoe con trai đầu lòng tên Maximus khiến người hâm mộ ngỡ ngàng. Tính đến nay, sau 3 năm định cư ở Mỹ, Phạm Hương đã có 2 nhóc tỳ, tận hưởng cuộc sống viên mãn bên bạn trai đại gia.
Theo hình ảnh Phạm Hương chia sẻ trên mạng xã hội, khán giả có thể thấy cô đang sống trong biệt thự sang trọng với tông màu trắng chủ đạo, nội thất sang trọng, có hồ bơi riêng, vườn cây rộng rãi.
Đáng chú ý, sau khi sinh con, Phạm Hương vẫn nhận được nhiều lời mời chụp ảnh tạp chí, thời trang. Bên cạnh đó, cô ký hợp đồng quản lý 3 công ty tại Hawaii, Los Angeles và Seattle. Mặc dù không đặt nặng vấn đề kinh tế, Phạm Hương luôn chuyên nghiệp, tâm huyết cho mọi công việc mình đang đảm nhiệm. Cô không ngại di chuyển từ Los Angeles sang New York, thậm chí bế theo cả con trai Maximus trong những chuyến công tác.
Người đẹp chọn rời xa showbiz để sang Mỹ để ổn định cuộc sống.
Nhìn vào cuộc sống hiện tại của Phạm Hương, không ít người xuýt xoa và… ghen tỵ. Dường như người đẹp không có thời gian để phiền lòng về những lùm xùm trong quá khứ. Giải thích về việc ‘đoạn tuyệt’ với showbiz Việt, người đẹp nói: ‘Tôi nghĩ showbiz với mình như vậy là đủ. Tôi chỉ muốn được trải nghiệm cuộc sống bình dị, giản đơn. Có thể ít người biết hơn, ít fan hơn hoặc cũng có thể mọi người sẽ quên tôi. Nhưng đổi lại, tôi được tự do làm những điều mình thích mà không bị giới hạn hay ràng buộc bởi danh hiệu’.
Ca sĩ Hương Tràm và vòng quay ‘cơm áo gạo tiền’ kiểu Mỹ
Bước ra từ cuộc thi Giọng hát Việt 2012 với vị trí quán quân, Hương Tràm trở thành mục tiêu săn đón của truyền thông. Tuy nhiên, ngay khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, cô gây sốc khi tiết lộ bản thân bị trầm cảm trong lúc hoạt động nghệ thuật. Ngoài ra, cô còn dính nhiều ồn ào không đáng có và trở thành ‘cái gai’ trong mắt của một bộ phận khán giả.
Hương Tràm là quán quân Giọng hát Việt mùa đầu tiên.
Có lẽ, giống Phạm Hương, Hương Tràm cũng chọn Mỹ để ‘ẩn náu’ và tìm cho mình một khoảng trời riêng. Đến nay, việc quán quân Giọng hát Việt 2012 rời xa Vbiz vẫn là một câu hỏi lớn đối với người hâm mộ. Nhiều người cho rằng lý do mà Hương Tràm rời Việt Nam đi du học và tạm dừng hoạt động nghệ thuật ‘chưa hợp lý’. Đáng nói, nhiều người đồn Hương Tràm âm thầm sang Mỹ để… sinh con.
Bất kể sự thật là gì, Hương Tràm vẫn đều đặn xuất hiện trên mạng xã hội để cập nhật về cuộc sống của mình. Và có một sự thật không thể phủ nhận là cô không bao giờ từ bỏ đam mê ca hát. Hương Tràm thường xuyên chia sẻ những clip ca hát trên Facebook như một cách để khán giả luôn nhớ đến mình.
Hiện tại, do trường đại học đóng cửa vì COVID-19, Hương Tràm dành phần lớn thời gian để ở nhà học online và trau dồi kĩ năng thanh nhạc cũng như ngoại ngữ. Ngoài ra, cô cũng tranh thủ học nấu ăn qua mạng và dọn dẹp nhà cửa. Cô cho biết, trong những thời điểm dịch bùng phát, cô gặp khá nhiều áp lực. Và để vực dậy tinh thần, cô lao vào tập thể dục, thi thoảng livestream ca hát.
Hương Tràm tìm được cho mình một khoảng trời riêng.
Không như nhiều người nghĩ về ‘giấc mơ Mỹ’, qua một số buổi livestream, Hương Tràm kể, ở nơi đất khách quê người, cô gặp rất nhiều khó khăn, trong đó, vấn đề kinh tế ảnh hưởng không ít tới nữ ca sĩ.
Hương Tràm tâm sự: ‘Ở đất Mỹ này, cuối tháng hóa đơn gửi về rất nhiều, từ tiền điện nước, thuê nhà tới tiền bảo hiểm xe, bảo hiểm sức khỏe… Ngày trước, đi đâu cũng có trợ lý và quản lý đi cùng nhưng bây giờ chỉ một thân, một mình nên việc gì cũng đến tay mình. Tuy cuộc sống vất vả nhưng Tràm vui vì những gì mình học hỏi được’.
Hương Tràm sang Mỹ để thực hiện ước mơ từng bỏ lỡ?
Hương Tràm từng chia sẻ, việc đi du học là ước mơ từ năm 16 tuổi, trước cả giấc mơ ca hát. Tuy nhiên, cái duyên đến với âm nhạc sớm hơn và cuốn cô vào vòng quay của cơm áo gạo tiền. Sau khi đã đạt được những điều mà mình mong muốn, mua được nhà cho bố mẹ và ổn định kinh tế, Hương Tràm mới quyết định thực hiện ước mơ khi xưa mà mình từng bỏ lỡ.
Tiền có mua được hạnh phúc không? 60% người nói có, mức giá khoảng 1,2 triệu USD mới đủ, giới trẻ “trả giá” càng cao
Đối mặt với khủng hoảng kinh tế và những món nợ, thế hệ Millennials và Gen Z cho rằng tiền càng nhiều thì hạnh phúc càng lớn. Đây cũng là câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi “tiền có mua được hạnh phúc không?”.
Hạnh phúc được đo lường bằng tiền bạc
Vào thời điểm nhiều hộ gia đình cảm thấy căng thẳng về tài chính, một số người cho rằng hạnh phúc có thể phải trả giá. Và con số đó là 1,2 triệu USD.
Theo báo cáo Hạnh phúc tài chính của Empower, 60% người Mỹ cho biết tiền có thể mua được hạnh phúc và đạt được một giá trị ròng nhất định là chìa khóa dẫn đến sự hài lòng.
Báo cáo của Empower cho thấy, với mức nợ thẻ tín dụng cao kỷ lục, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân giảm và hơn một nửa số người trưởng thành sống bằng tiền lương, người Mỹ giờ đây cho biết họ cần kiếm được 284.167 USD/năm để được hạnh phúc.
Tiền có mua được hạnh phúc?
Daniel Kahneman (nhà kinh tế học và nhà tâm lý học từng đoạt giải Nobel) và Matthew Killingsworth (nhà nghiên cứu về hạnh phúc và là thành viên cấp cao tại trường Wharton của Đại học Pennsylvania) khảo sát 33.391 người trưởng thành trong độ tuổi 18-65 sống ở Mỹ, đang làm việc và báo cáo thu nhập hộ gia đình ít nhất là 10.000USD một năm.
Để đo lường mức độ hạnh phúc, những người tham gia được yêu cầu báo cáo cảm xúc vào những khoảng thời gian ngẫu nhiên trong ngày thông qua một ứng dụng điện thoại thông minh do Killingsworth phát triển có tên “Theo dõi hạnh phúc của bạn”.
Nghiên cứu đưa ra kết luận lớn: “Hạnh phúc tiếp tục tăng theo thu nhập ngay cả ở mức thu nhập cao” đối với đa số mọi người. Điều đó cho thấy với đa số, có nhiều tiền hơn có thể ngày càng hạnh phúc hơn.
Killingsworth cho hay, nói một cách đơn giản, hầu hết mọi người hạnh phúc hơn khi thu nhập tăng. Ngoại lệ là những người khá giả về tài chính nhưng không hạnh phúc. Ví dụ dù giàu nhưng khốn khổ, tiền không giúp được gì. Với những người khác, nhiều tiền hơn sẽ hạnh phúc hơn ở các mức độ khác nhau.
Người trẻ trả giá hạnh phúc cao hơn
Cũng theo báo cáo này, khi chia nhỏ theo thế hệ để trả lời cho câu hỏi “tiền có mua được hạnh phúc không”, thế hệ Millennial đưa ra con số cao hơn nhiều- hơn 500.000 USD.
Có thể thấy, thời kỳ lạm phát cao kéo dài đã gây khó khăn nhiều hơn cho những người trẻ. Theo một cuộc khảo sát riêng của Bank of America, hơn một nửa, hay 53%, Gen Z cho biết chi phí sinh hoạt ngày càng tăng là rào cản đối với thành công tài chính của họ.
Giới trẻ đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về tài chính
Ngoài chi phí thực phẩm và nhà ở tăng vọt, thế hệ Millennials và Gen Z còn phải đối mặt với những thách thức tài chính khác mà cha mẹ họ không gặp phải khi còn trẻ. Chẳng hạn, tiền lương của họ không chỉ thấp hơn thu nhập của cha mẹ khi họ ở độ tuổi 20 và 30, mà thanh niên ngày nay còn đang phải gánh khoản nợ sinh viên lớn hơn.
Nghỉ hưu là trở ngại lớn nhất
Bất kể tuổi tác, nghỉ hưu thường là trở ngại lớn nhất khi nói đến an ninh tài chính.
Càng ngày, ngay cả các bác sĩ, luật sư và các chuyên gia được trả lương cao khác, thường được coi là “giàu”. Những người được hưởng lợi từ công việc ổn định, quyền sở hữu nhà và thậm chí cả tài khoản tiết kiệm hưu trí dồi dào, cũng cho biết họ cũng không cảm thấy thoải mái về mặt tài chính.
Trong khi hầu hết mọi người trong báo cáo của Empower cho biết họ sẽ cần 1,2 triệu USD trong ngân hàng, các nghiên cứu khác lại phát hiện ra rằng những cá nhân có thu nhập ròng cao thậm chí còn đặt tiêu chuẩn cao hơn. Chẳng hạn, từ báo cáo của Edelman Financial Engines, hơn một nửa cho biết họ sẽ cần hơn 3 triệu USD và một phần ba cho biết sẽ cần hơn 5 triệu USD.
Jason Friday, người đứng đầu bộ phận lập kế hoạch tài chính tại Citizens Wealth Management, bình luận: “Thông thường mọi người nghĩ rằng họ cần nhiều hơn mức thực tế do họ chưa đưa ra con số phù hợp. Nó luôn luôn là một mục tiêu di động”.
Tiền giúp mỗi người hạnh phúc hơn
Theo Mike Shamrell, phó chủ tịch của Fidelity’s Workplace Investing, mặc dù mọi người đều có những nhu cầu và kỳ vọng khác nhau, nhưng một số hướng dẫn dựa trên độ tuổi có thể hữu ích.
Các chuyên gia khuyên bạn nên làm việc với cố vấn tài chính để xác định vị trí của bạn so với mục tiêu dài hạn của mình. Hoặc, cũng có rất nhiều công cụ trực tuyến có thể giúp bạn bắt đầu, Friday cho biết. “Điều đó giúp mọi người dễ dàng tham gia vào quá trình lập kế hoạch.”
Trong tuyên bố của mình, Killingsowrth cũng nói rõ tiền không phải là tất cả, “chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định hạnh phúc”. “Tiền bạc không phải là bí quyết mang lại hạnh phúc, nhưng nó có thể giúp ích một chút”, vị này nói.