Từ 1/2025: Đi xe đạp không có đèn chiếu sáng sẽ bị phạt 200 ngàn đồng

Từ 1/2025: Đi xe đạp không có đèn chiếu sáng sẽ bị phạt 200 ngàn đồng

Theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì xe đạp khi điều khiển trên đường thì cần phải có đèn hoặc tấm phản quang (trước và sau xe) để báo hiệu vào khung giờ từ 18 giờ tối đến 06 giờ sáng hôm sau.

Xe đạp không có đèn sẽ bị phạt tiền từ năm 2025?

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, đã quy định về xử phạt người điều khiển xe thô sơ (trong đó có xe đạp) vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có đèn chiếu sáng hoặc tấm phản quang phía trước; không có đèn tín hiệu hoặc tấm phản quang phía sau xe (đối với loại xe quy định phải có bộ phận này, bao gồm có xe đạp).

Bên cạnh đó, tại điểm e và i khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP còn có quy định như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe đạp trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau không sử dụng đèn hoặc không có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe; chạy trong hầm đường bộ không bật đèn hoặc không có vật phát sáng báo hiệu.

xe đạp không có đèn

(Ảnh minh họa)

Tóm lại, theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì xe đạp khi điều khiển trên đường thì cần phải có đèn hoặc tấm phản quang (trước và sau xe) để báo hiệu vào khung giờ từ 18 giờ tối đến 06 giờ sáng hôm sau.

Trường hợp xe đạp không có đèn mà chỉ có tấm phản quang thì vẫn sẽ không bị xử phạt. Đối với trường hợp xe đạp không có cả 2 thiết bị trên thì sẽ bị phạt tiền theo quy định đã nêu trên.

Quy định về người điều khiển, người được chở, hàng hóa xếp trên xe đạp từ 2025?

– Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 07 tuổi thì được chở tối đa hai người.

– Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy không được thực hiện các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024; người được chở trên xe đạp, xe đạp máy khi tham gia giao thông đường bộ không được thực hiện các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 33 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

– Người điều khiển, người được chở trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách.

xe đạp không có đèn

Việc sử dụng đèn chiếu sáng buổi tối không chỉ giúp người điều khiển xe thô sơ tự bảo vệ bản thân mà còn là một biện pháp an toàn bảo vệ người đi bộ và người tham gia phương tiện giao thông khác. (Ảnh minh họa)

– Người điều khiển xe thô sơ chỉ được cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi tham gia giao thông đường bộ trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau phải sử dụng đèn hoặc có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe.

– Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển. Hàng hóa xếp trên xe không vượt quá 1/3 chiều dài thân xe và không vượt quá 01 mét phía trước và phía sau xe; không vượt quá 0,4 mét mỗi bên bánh xe

(Điều 31 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024)

Quy định người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ?

– Người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ phải cho vật nuôi đi sát mép đường bên phải; trường hợp cần cho vật nuôi đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn; không được gây cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác.

– Không được điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi vào làn đường dành cho xe cơ giới.

– Không được thả vật nuôi trên đường bộ.

(khoản 3 Điều 32 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024)