“Cô bé bóng rổ” mất nửa người vẫn lạc quan khiến thế giới cảm phục 15 năm trước: Kinh ngạc với cuộc sống thay đổi hoàn toàn ở hiện tại

“Cô bé bóng rổ” mất nửa người vẫn lạc quan khiến thế giới cảm phục 15 năm trước: Kinh ngạc với cuộc sống thay đổi hoàn toàn ở hiện tại

Sau nhiều năm bền bỉ nỗ lực vươn lên, không chịu thua số phận khắc nghiệt, cô bé bóng rổ năm xưa đã khiến tất cả phải cảm phục trước những thứ mà em đã đạt được.

Câu chuyện về cô bé Tiền Hồng Diễm (1996), đến từ huyện Lục Lương, tỉnh Vân Nam, phía Tây Nam Trung Quốc đã từng lấy đi không biết bao nhiêu nước mắt của độc giả gần xa. Năm 2000, sau một tai nạn ôtô kinh hoàng, cô bé bóng rổ đã vĩnh viễn mất đi đôi chân, gia đình nghèo của em cũng lao đao, suy sụp hoàn toàn vì tai họa bỗng từ đâu giáng lên đầu đứa con gái nhỏ mới 4 tuổi.

 “Cô bé bóng rổ” mất nửa người vẫn lạc quan khiến thế giới cảm phục 15 năm trước: Kinh ngạc với cuộc sống thay đổi hoàn toàn ở hiện tại - Ảnh 1.

Tiền Hồng Diễm và câu chuyện nghị lực sống phi thường khiến tất cả phải cảm phục

“Tỉnh dậy, cháu nhớ cháu thấy chân mình rất lạnh. Cháu gọi mẹ và nhờ mẹ xỏ giày. Nhưng mẹ không nói gì. Cháu chỉ thấy nước mắt mẹ rơi và có lẽ đó là khoảnh khắc cháu không bao giờ quên nổi, cũng là lúc cháu biết rằng cuộc đời này mình đã mất một nửa cơ thể, từ nay về sau không còn phải đi tất, đi giày hay thậm chí là mặc quần nữa”, Tiền Hồng Diễm lục lại ký ức đau buồn năm đó.

 “Cô bé bóng rổ” mất nửa người vẫn lạc quan khiến thế giới cảm phục 15 năm trước: Kinh ngạc với cuộc sống thay đổi hoàn toàn ở hiện tại - Ảnh 2.

Cô bé mất nửa thân dưới, phải di chuyển bằng quả bóng rổ ông làm cho nhưng vẫn vui vẻ và lạc quan sống

Vì gia đình quá nghèo, không có điều kiện để lắp chân giả cho Hồng Diễm, ông nội cô bé đã cắt một quả bóng rổ và đặt cháu gái vào đó, đưa cho cô bé 2 miếng gỗ có tay cầm, nhờ đó cô có thể tự di chuyển mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Quả bóng giúp Tiền Hồng Diễm giữ thăng bằng và là điểm tựa để nghỉ ngơi khi mệt. Hàng ngày, Tiền Hồng Diễm đi bộ đến trường. Ngôi trường cách nhà có 7 phút nhưng cô gái nhỏ đi mất gần 1 giờ. Trong vòng 5 năm tiếp theo, cô bé đã thay đến 8 quả bóng rổ.

Năm 2005, hình ảnh cô bé 9 tuổi thuần thục di chuyển trên quả bóng rổ được lan truyền ở khắp nơi và câu chuyện bất hạnh của bé cũng đã đến được tai của rất nhiều người, khiến họ vừa thương xót vừa cảm phục nghị lực phi thường của cô bé nhỏ con mà mạnh mẽ hơn bất kỳ ai.

 “Cô bé bóng rổ” mất nửa người vẫn lạc quan khiến thế giới cảm phục 15 năm trước: Kinh ngạc với cuộc sống thay đổi hoàn toàn ở hiện tại - Ảnh 3.

Nụ cười luôn hiện hữu trên miệng cô bé đáng yêu nhỏ nhắn

Thật may mắn, sự nổi tiếng này cũng là cơ duyên giúp cô bé có cơ hội đến gần hơn những mạnh thường quân khắp cả nước có khả năng giúp đỡ hoàn cảnh của em. Năm 2007, Tiền Hồng Diễm đã được tài trợ tới Bắc Kinh để lắp chân giả, điều mà trước đó từng chỉ xuất hiện trong giấc mơ của cả nhà họ. Và những bước đi đầu tiên trên đôi chân giả ấy cũng đã đưa Hồng Diễm tới hành trình thay đổi số phận của mình đầy ngoạn mục những năm sau này.

Năm 2007, sau khi hoàn thành tiểu học, Hồng Diễm buộc phải gác lại con đường học vấn của mình do gia đình quá khó khăn, không có đủ tiền để chu cấp cho việc học của cô bé. Không chấp nhận chịu thua số phận khắc nghiệt, em đã ghi tên vào câu lạc bộ “South of Cloud” – câu lạc bộ bơi lội cấp quốc gia dành cho người khuyết tật.

 “Cô bé bóng rổ” mất nửa người vẫn lạc quan khiến thế giới cảm phục 15 năm trước: Kinh ngạc với cuộc sống thay đổi hoàn toàn ở hiện tại - Ảnh 4.

Đôi chân giả đầu tiên đã đưa em bước trên một con đường khác, nhiều hy vọng hơn

Thời gian đầu, thiếu hụt ở nửa thân dưới đã khiến việc học bơi của Tiền Hồng Diễm gặp rất nhiều khó khăn, cô không thể nổi hay di chuyển trong nước. Thế nhưng, với ý chí quật cường, Tiền Hồng Diễm miệt mài luyện tập, mỗi ngày đều tập bơi 10.000m trong vòng 4 tiếng đồng hồ. Để trở thành một vận động viên, cô phải cố gắng hơn người khác gấp nhiều lần.

 “Cô bé bóng rổ” mất nửa người vẫn lạc quan khiến thế giới cảm phục 15 năm trước: Kinh ngạc với cuộc sống thay đổi hoàn toàn ở hiện tại - Ảnh 5.

Trải qua quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ, Tiền Hồng Diễm trở thành vận động viên bơi lội tiềm năng, ngôi sao sáng đại diện cho Trung Quốc tham dự các kì thi thể thao dành cho người khuyết tật. Nỗ lực phi thường vượt lên số phận của Tiền Hồng Diễm khiến nhiều người ngưỡng mộ và cảm phục.

Tuy nhiên, cô gặp một cú số‌c lớn khi ông nội đột ngột qua đời ngay trước vòn‌g loại Paralympic diễn ra vào năm 2011. Điều này ảnh hưởng nhiều tới tinh thần thi đấu của Hồng Diễm và cô chỉ giành được 1 huy chương đồng, không thể bước tiếp vào vòn‌g trong.

 “Cô bé bóng rổ” mất nửa người vẫn lạc quan khiến thế giới cảm phục 15 năm trước: Kinh ngạc với cuộc sống thay đổi hoàn toàn ở hiện tại - Ảnh 6.

Áp lực vì không thể làm hài lòng sự kỳ vọng của người hâm mộ, Tiền Hồng Diễm đã trở về quê nhà của mình. Bản thân cô thừa nhận rằng việc n‌ổi tiếng quá sớm đem đến cho mình nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo không ít áp lực.

Sau 3 năm điều chỉnh lại tâm trạng, tháng 9/2014, “cô bé bóng rổ” đã quay trở lại và giành chức vô địch tại Paralympic 2014 ở hạng mục bơi ếch 100m. Khi được hỏi nguyên nhân khiến cô yêu thích và quyết định gắn bó với bơi lội, Hồng Diễm cho biết: “Sau giờ học, các bạn khác có thể chạy nhảy vui đùa, còn tôi thì không. Thế nhưng lúc ở dưới bể bơi thì tôi với mọi người đều giống như nhau, và đây chính là nguyên nhân khiến tôi thích bơi lội.”

Trải qua 20 năm nỗ lực bền bỉ và gặt hái được nhiều giải thưởng danh giá trong bơi lội, đến năm 2019, “cô bé bóng rổ” đã giải nghệ và nuôi ước mơ trở thành huấn luyện viên giúp đỡ nhiều vận động viên khuyết tật khác.

Bí quyết trường thọ của cụ bà 106 tuổi: Thích ăn nho khô ngâm dấm, đạp xe tập thể dục nửa tiếng mỗi ngày

Theo PH

Chuyên gia Mỹ: Thành ‘viện dưỡng lão lớn nhất thế giới’ là tin xấu cho Trung Quốc, nhưng Mỹ sẽ hưởng lợi

Một số nhà kinh tế lo ngại rằng dân số già đi và mô hình kinh tế tập trung vào bất động sản và nợ nần của Trung Quốc đang dẫn nước này tới thời kỳ giảm phát và tăng trưởng thấp.

Chuyên gia Mỹ: Thành viện dưỡng lão lớn nhất thế giới là tin xấu cho Trung Quốc, nhưng Mỹ sẽ hưởng lợi - Ảnh 1.

Sau khi đạt đỉnh 1,41 tỷ người vào năm 2021, dân số Trung Quốc đã giảm 850.000 người vào năm ngoái, mức giảm đầu tiên kể từ năm 1961. Ảnh: Tân Hoa xã

Chiến lược gia kỳ cựu Ed Yardeni – người sáng lập và chủ tịch của công ty tư vấn chiến lược kinh doanh và đầu tư toàn cầu Yardeni Research có trụ sở tại Mỹ – hôm 28/11 đã đăng một bài viết với tựa đề “Trung Quốc: Viện dưỡng lão lớn nhất thế giới” trên trang Yardeni Quick Takes, nêu chi tiết một số lo ngại của ông về tương lai của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Yardeni chỉ ra rằng, thị trường bất động sản èo uột sau thời kỳ tăng trưởng nóng trong nhiều năm nhờ nợ rẻ và tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số mạnh mẽ, cũng như các xu hướng nhân khẩu học đáng lo ngại của Trung Quốc, là những mối quan ngại chính đối với các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh.

Ông lập luận rằng, giá nhà và chứng khoán giảm sẽ khiến người tiêu dùng Trung Quốc chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn để “bù đắp cho sự xói mòn” tài sản của họ trong những năm tới. Và đó là công thức dẫn đến nền kinh tế tăng trưởng thấp và giảm phát khi dân số đang giảm.

Tin xấu cho Trung Quốc, tin tốt cho Mỹ

Nhưng đáng chú ý là các vấn đề của Trung Quốc có thể mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia phương Tây, ít nhất là trong thời gian tới. Yardeni viết: “Nền kinh tế Trung Quốc đang trong tình trạng suy thoái do các vấn đề về tài sản và khả năng sinh sản. Đó là tin xấu đối với người dân và các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, nhưng lại mang lại lợi ích cho những quốc gia nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc với giá thấp.”

Yardeni giải thích rằng, “nền kinh tế yếu kém” của Trung Quốc là tin đặc biệt tốt cho Mỹ, vì nó buộc các nhà xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc phải hạ giá, giúp làm chậm tốc độ tăng chi phí của nhiều sản phẩm ở Mỹ. Đó là mục tiêu chính của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong hơn 20 tháng qua trong cuộc chiến kiềm chế lạm phát bằng việc tăng lãi suất.

Yardeni lập luận rằng, các vấn đề kinh tế của Trung Quốc đã giúp tạo ra tình trạng “giảm lạm phát hoàn toàn” ở Mỹ, cho phép FED giảm lạm phát mà không gây ra suy thoái kinh tế.

Chuyên gia Mỹ: Thành viện dưỡng lão lớn nhất thế giới là tin xấu cho Trung Quốc, nhưng Mỹ sẽ hưởng lợi - Ảnh 2.

Thị trường bất động sản èo uột là một trong những mối quan ngại chính đối với Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Theo nhà quan sát thị trường kỳ cựu, nền kinh tế ốm yếu của Trung Quốc cũng có thể là tin tốt cho mối quan hệ Mỹ-Trung. Căng thẳng song phương đã dẫn đến các lệnh trừng phạt và hạn chế xuất khẩu giữa các quốc gia, điều này cản trở thu nhập của cả doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc trong những năm gần đây. Nhưng kỷ nguyên chủ nghĩa bảo hộ hiện nay ít có khả năng tiếp tục diễn ra khi nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn.

“Việc thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài để củng cố nền kinh tế sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc. Để đạt được điều đó, chính phủ Trung Quốc có thể phải trở nên ít đối đầu hơn trong các vấn đề đối ngoại… Nhìn chung, đây đều là những diễn biến tích cực đối với thị trường chứng khoán Mỹ”, ông viết.

‘Hồ sơ nhân khẩu học lão khoa của Trung Quốc’

Yardeni tiếp tục liệt kê một vài số liệu thống kê quan trọng chứng minh các vấn đề về nhân khẩu học của Trung Quốc.

Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất được ông chỉ ra là tỷ lệ sinh giảm. Trung Quốc không hề đơn độc khi tỷ lệ sinh giảm. Tỷ lệ sinh ở Mỹ đã giảm xuống chỉ còn 1,64 ca sinh trên một phụ nữ. Nhưng Trung Quốc đang phải đối mặt với một phiên bản cực đoan hơn của hiện tượng này.

Tỷ lệ sinh của Trung Quốc (số ca sinh trên mỗi phụ nữ) đã ở dưới mức “hòa vốn” 2,0 kể từ năm 1991, và giảm xuống chỉ còn 1,16 vào năm 2021.

“Người Trung Quốc không có đủ trẻ sơ sinh để thay thế họ”, Yardeni lập luận.

“Vào năm 2022, có 956.000 ca sinh ở Trung Quốc, mức thấp nhất từng được ghi nhận”, Yardeni giải thích, chỉ vào dữ liệu từ năm 1950. “Con số này giảm 50% so với 10 năm trước.”

Sau khi đạt đỉnh 1,41 tỷ người vào năm 2021, dân số Trung Quốc đã giảm 850.000 người vào năm ngoái, mức giảm đầu tiên kể từ năm 1961.

Chuyên gia Mỹ: Thành viện dưỡng lão lớn nhất thế giới là tin xấu cho Trung Quốc, nhưng Mỹ sẽ hưởng lợi - Ảnh 3.

Thống kê dân số Trung Quốc 1950-2022 (đơn vị: triệu người). Nguồn: LSEG Datastream và Yardeni Research

Nhưng không phải tất cả đều u ám ở Trung Quốc

Trong khi Yardeni lo ngại rằng các vấn đề nhân khẩu học của Trung Quốc có thể sẽ đè nặng lên đất nước trong nhiều năm tới, thì có một số dấu hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế đang bắt đầu phục hồi sau giai đoạn khó khăn vì dịch Covid-19.

Công ty nghiên cứu kinh tế độc lập Capital Economics có trụ sở tại Anh cho biết trong báo cáo ngày 23/11, nền kinh tế Trung Quốc đã có những bước tiến trong tháng 10 với mức tăng trưởng trên diện rộng ở các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Doanh số bán lẻ cũng tăng trong bối cảnh tâm lý người tiêu dùng ở Trung Quốc được cải thiện.

Theo báo cáo, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Trung Quốc gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp chung “vẫn ở mức thấp so với tiêu chuẩn trước đây”.

Những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố lĩnh vực bất động sản – bao gồm các biện pháp cải thiện khả năng tiếp cận tài chính của các nhà phát triển và giảm lãi suất thế chấp – cũng đã giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP ở Trung Quốc.

Các nhà kinh tế của Bank of America do nhà kinh tế toàn cầu Claudio Irigoyen đứng đầu giải thích rằng, họ thậm chí còn kỳ vọng thị trường nhà đất Trung Quốc sẽ “ổn định” trong nửa đầu năm 2024 sau nhiều tháng sụt giảm.

Irigoyen dự báo mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc tương đối mạnh mẽ là 4,8% vào năm 2024, tiếp theo là mức tăng trưởng 4,6% vào năm 2025.

Trong khi một số nhà kinh tế cảnh báo rằng Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề giống như nền kinh tế Nhật Bản trong quá khứ (chỉ tình trạng giảm phát kéo dài, tăng trưởng thấp và thị trường bất động sản yếu kém bởi gánh nặng nợ nần), ông Irigoyen tin rằng chính phủ nước này vẫn có thể khắc phục tình hình.

Ông lập luận rằng Trung Quốc có thể tránh được tình trạng trên “nếu các nhà hoạch định chính sách kiên quyết đưa ra các biện pháp hiệu quả nhằm củng cố niềm tin và đảo ngược xu hướng giảm tốc tăng trưởng”.

“Trong trung và dài hạn, Trung Quốc sẽ cần áp dụng cách tiếp cận đa hướng và chuyển sang mô hình tăng trưởng mới.”