2 bộ phận ở lợn bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đi chợ muộn, có tiền chưa chắc đã mua được

2 bộ phận ở lợn bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đi chợ muộn, có tiền chưa chắc đã mua được

Đây là 2 bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng, chất bổ ở lợn, không phải ai cũng dễ dàng mua về.

Phần xương lưỡi liềm

Phần xương lưỡi liềm, hay còn gọi là phần sụn, là một phần không thể thiếu trên cơ thể của con lợn, nằm ở điểm giao của các phần chân trước, gần xương giống hình lưỡi liềm. Mặc dù không phải ai cũng biết về phần này khi chỉ nhắc tên, nhưng thực tế, xương lưỡi liềm được ưa chuộng trong nấu ăn, đặc biệt là trong các món hầm súp hoặc canh, mang lại hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao.

Một số người buôn bán đánh giá cao xương lưỡi liềm và cất giữ chúng để sử dụng trong việc nấu ăn cho gia đình. Tuy nhiên, ít người mua biết về phần này và giá trị của nó.

Xương lưỡi liềm không chỉ có hương vị ngon mà còn chứa nhiều collagen, protein và vitamin.
Xương lưỡi liềm không chỉ có hương vị ngon mà còn chứa nhiều collagen, protein và vitamin.

Xương lưỡi liềm không chỉ có hương vị ngon mà còn chứa nhiều collagen, protein và vitamin. Điều này làm cho phần này trở thành một nguồn dinh dưỡng quý giá. Không chỉ dừng lại ở việc hầm hoặc nấu canh, xương lưỡi liềm cũng có thể được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau như nướng, hầm canh hoặc xào rau củ, tạo ra những món ăn thơm ngon và hấp dẫn.

Phần xương đuôi lợn

Ngoài xương lưỡi liềm, có một phần khác trên cơ thể con lợn ít được chú ý nhưng lại mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đó chính là xương đuôi lợn.

Mặc dù nhiều người cho rằng đuôi lợn không có phần thịt hấp dẫn nên không được quan tâm và không muốn mua về ăn, nhưng thực tế, đây lại là một phần vô cùng quý báu của con lợn.

Ngoài xương lưỡi liềm, có một phần khác trên cơ thể con lợn ít được chú ý nhưng lại mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đó chính là xương đuôi lợn.
Ngoài xương lưỡi liềm, có một phần khác trên cơ thể con lợn ít được chú ý nhưng lại mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đó chính là xương đuôi lợn.

Từ thời xa xưa, đuôi của các loài gia súc đã được sử dụng với mục đích tăng cường hệ thống tuần hoàn máu, hỗ trợ trong việc chữa nhiều bệnh như bổ thận, giảm đau lưng và giảm mệt mỏi toàn thân.

Trong trường hợp của đuôi lợn, nó có tác dụng bổ khí, bồi bổ huyết tố, và hỗ trợ trong việc điều trị các triệu chứng liên quan đến thận hư, yếu sinh lý nam, và xuất tinh sớm…

Các món ngon làm từ đuôi lợn

Đuôi heo chiên giòn

Một món ăn hấp dẫn trong các buổi nhậu mà bạn có thể tham khảo là đuôi heo chiên giòn thơm ngon. Với lớp da giòn rụm và phần thịt bên trong mềm mại, kết hợp với sốt mắm tắc thơm ngon, chua chua, ngọt ngọt, mặn mặn, món này thực sự là “chuẩn bài luôn”.

Đuôi heo hầm hạt sen

Một món hầm từ đuôi heo bổ dưỡng mà bạn không thể bỏ qua chính là đuôi heo hầm hạt sen. Với hương vị bùi béo và ngọt của hạt sen, phần thịt đuôi heo dai, mềm thấm vị, khi ăn kết hợp với bún tươi, món này thực sự ngon miệng và bổ dưỡng.

Đuôi heo hầm củ sen

Nếu bạn đang tìm kiếm một món canh ngon cho bữa cơm gia đình, đuôi heo hầm củ sen sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Phần thịt đuôi heo được hầm mềm trong nước dùng thơm ngon, kết hợp với củ sen giòn và bùi, tạo nên một món canh hoàn hảo cho bữa ăn.

Xem Thêm:

Nấu chè đậu đen nhanh nhừ, bở tơi cần có bí quyết: Làm theo cách này là chuẩn

Để nấu ra được hạt đậu đen mềm và không bị nát thì bạn cần có bí quyết.

Ngâm đậu bằng nước lạnh

Trước khi nấu chè đỗ đen, bạn cần ngâm đậu để loại bỏ các hạt lép, sâu. Đặc biệt, đây cũng là cách nấu chè đỗ đen nhanh mềm, hạt đậu giữ được hương vị thơm ngon. Cách làm là ngâm đậu bằng nước lạnh trong 8 – 12 tiếng đồng hồ. Nếu nấu chè vào buổi sáng, bạn nên ngâm từ đêm trước, còn nếu muốn nấu chè vào buổi chiều tối sau giờ làm việc, hãy ngâm vào buổi sáng trước khi ra khỏi nhà.

Nếu thời gian chờ đợi ấy quá dài đối với bạn, hãy ngâm bằng nước ấm trong 2-4 tiếng đồng hồ. Còn nếu bạn đột nhiên muốn ăn chè, không có kế hoạch ngâm đậu từ trước, hãy dùng nước sôi. Cho đậu đã nhặt và rửa sạch vào nồi, đổ nước xâm xấp rồi đun sôi, để trong 2 phút rồi tắt bếp, ngâm cho đến khi nguội, nhớ đậy kín vung.

che-dau-den

Ngâm đậu đen bằng nước sôi

Nếu bạn quá bận rộn và không có nhiều thời gian để ngâm đậu thì hãy thử áp dụng cách ngâm đậu bằng nước sôi để giúp đậu vừa nhanh mềm vừa tiết kiệm thời gian nhất có thể.

Đậu bạn rửa sạch, sau đó cho vào nồi cùng với lượng nước nóng vừa đủ xăm xắp mặt đậu rồi đun trong vòng 2 phút đến khi sôi thì tắt bếp.

Sau khi tắt bếp thì bạn vẫn tiếp tục ngâm đậu trong nồi khoảng 2 tiếng để đậu mềm. Lưu ý trong quá trình ngâm thì bạn không nên mở vung mà phải đậy kín nắp để giữ được hơi nóng nhằm giúp đậu được ủ tốt hơn.

Một số mẹo giúp nấu chè đỗ đen nhanh nhừ

Thêm một chút muối nở

– Cho muối nở vào sẽ giúp cho hạt đậu mềm nhanh hơn mà không bị nát. Bạn có thể cho 1 muỗng cà phê muối nở vào thau ngâm đậu trong khoảng 2 tiếng, sau đó cho thêm 1 muỗng cà phê muối nở nữa vào nồi khi hầm đậu đen, rồi nấu với đường như bình thường.

– Với cách này đậu sẽ mau nhừ, ngọt đều, không vỡ hạt, chỉ cần cho thêm đường vào rồi đun sôi mà không phải xào đậu gì hết.

Nấu bằng lửa nhỏ

Muốn nấu chè đậu đen nhanh nhừ, hãy đun với lửa nhỏ sau khi đã sôi. Cách này còn giúp giữ tối đa các chất dinh dưỡng trong hạt đậu.

Thời gian ninh đậu là khoảng 45 – 60 phút tùy vào lượng đậu và độ mềm mà bạn muốn. Nên đậy vung trong quá trình đun, thường xuyên kiểm tra để kịp thời cho thêm nước nếu cạn.

Sử dụng chảo rang

Bạn cho đậu vào nồi nước hầm đến khi thấy hạt mềm, hơi nứt ra thì tắt bếp. Sau đó vớt đậu ra cho vào chảo và rang với đường để đường chảy ra, bám vào hạt đậu, rồi để lửa nhỏ riu riu khoảng 10 – 15 phút là đậu sẽ ngấm đường mà không bị nát. Tiếp đến, bạn đổ nước hầm đậu ban nãy vào, nước đậu và đậu sẽ hòa quyện, ngọt đều.

Thêm nước nóng

Đây là cách nấu chè đậu đen nhanh nhừ mà không nhiều người biết. Việc thêm nước vào nồi trong quá trình nấu không chỉ giúp tránh tình trạng nồi chè cạn, khê, cháy mà còn đẩy nhanh tốc độ nấu, với điều kiện bạn phải thêm nước nóng. Thêm nước nghĩa là bạn duy trì nhiệt độ ổn định cho hạt đậu, giúp nó chín đều, quá trình làm chín không bị gián đoạn.

Không cho đường trước khi đậu nhừ

Nếu bạn cho đường sớm, hạt đậu sẽ cứng lại, ninh rất lâu mềm và mất ngon. Vì vậy, hãy đợi hạt đậu vừa đủ nhừ mới cho đường, muối, đun thêm một lát nữa cho ngấm rồi tắt bếp. Hạt đậu sẽ tiếp tục ngấm gia vị trong quá trình nguội dần.

Không cho thêm gia vị trong lúc nấu

Để nồi đậu luôn giữ được độ thơm ngon, hấp dẫn vốn có trong từng hạt đậu và không làm đậu bị thay đổi kết cấu hay khiến chúng bị cứng lại thì bạn không được thêm gia vị trong lúc nấu nhé!

Sử dụng nồi áp suất để nấu chè

Nếu bạn muốn thưởng thức ngay các món ăn được nấu từ đậu đen mà không tốn quá nhiều thời chế biến thì có thể thử dùng nồi áp suất để nấu thay thế các cách nấu thông thường vừa nhanh chóng vừa tiện lợi.

Phương pháp này khá đơn giản nhưng đậu sẽ có khả năng bị nhừ hơn vì nhiệt được tạo ra từ nồi áp suất khá mạnh. Đầu tiên, bạn cần làm sạch đậu, sau đó đem đậu đi ngâm với nước lạnh, nước ấm hoặc nước sôi tùy vào nhu cầu muốn chế biến nhanh hay chậm của mình.

Sau đó cho đậu vào nồi áp suất với tỉ lệ là một phần đậu thì 2 phần nước rồi chỉnh chế độ phù hợp và bắt đầu nấu đậu. Đun đậu đến khi gần chín thì bạn điều chỉnh áp suất và mở nắp nồi để thêm ít muối hoặc đường tùy vào khẩu vị của mình.

Cuối cùng là đậy nắp lại rồi tiếp tục đun đến khi đậu chín mềm, nước cạn là có thể múc ra tô và thưởng thức được rồi nhé!