Nước mắt của những người mẹ mất con trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Nước mắt của những người mẹ mất con trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Mất mát, đau thương là những cảm xúc không thể diễn tả thành lời của những người mẹ có con bị thiệt mạng trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính khiến 14 người chết và nhiều người bị thương lúc rạng sáng 24/5.

“Anh ơi, anh đang ở đâu. Thằng Khải con mình nó mất rồi, nó chết cháy rồi anh ơi là anh ơi…”, đó là giọng nói nghẹn ứ của bà Trần Thị Thuý (Hưng Yên), mẹ của nạn nhân Nguyễn Xuân Khải (sinh viên năm cuối Đại học Phương Đông) trong vụ cháy nhà trọ khiến 14 người tử vong ở số 1 ngách 43/98/31 Trung Kính (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội).

Nước mắt của những người mẹ mất con trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính - Ảnh 2.

Chia sẻ với Tiền Phong, bà Thúy nghẹn ngào: “Chỉ còn vài ngày nữa là Xuân Khải ra trường rồi. Tối qua Khải gọi điện cho tôi nói: ‘Mẹ ơi, mẹ cho con xin 70.000 đồng, để con ăn nốt bữa tối ở Hà Nội, ngày mai con về quê’. Thế mà chỉ sau một tối, mẹ con chẳng bao giờ được gặp nhau nữa. Nó sẽ được về quê đấy, nhưng là về để người nhà nhìn mặt lần cuối… Đau xót lắm cháu ơi”. Cũng theo lời bà Thúy, gia đình bà có 3 người con, hai gái và một trai, trong đó Xuân Khải là con út và cũng là niềm tự hào, hy vọng của cả gia đình. Cách đây vài hôm, bà Thúy ra Bệnh viện phụ sản Hà Nội chăm sóc con gái đầu mới sinh và Xuân Khải cũng có ghé chơi với mẹ.

Nước mắt của những người mẹ mất con trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính - Ảnh 3.

Sáng nay (24/5), sau khi nghe tin phòng trọ của con xảy ra cháy, bà Thúy vội vàng bắt xe ôm từ bệnh viện đến phòng trọ của con kiểm tra, sau đó bà vội ra viện 198 tìm con nhưng không thấy. Vì thế bà nhờ xe ôm đưa đến nhà tang lễ Cầu Giấy (đường Trần Vỹ). Vì quá nóng lòng, nên bà Thúy chẳng kịp trả tiền xe ôm và tháo mũ bảo hiểm. Tài xế thương tình, chỉ biết đứng chờ bà bĩnh tĩnh lại rồi nhờ người quen ra trả mũ và tiền giúp.

Nước mắt của những người mẹ mất con trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính - Ảnh 4.

Ngồi bên cạnh bà Thúy, trước cửa nhà tang lễ, người thân của nạn nhân Trần Quang Khải (SN 1998, Hưng Yên) cũng không giấu khỏi đau thương. Các chú của Quang Khải cho biết Khải ra trường được vài năm, thuê phòng trọ ở Trung Kính để chăm sóc em trai đang học đại học.

Nước mắt của những người mẹ mất con trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính - Ảnh 5.

Theo dự tính thì tối 23/5 Quang Khải và em trai sẽ về quê để làm giỗ ông. Tuy nhiên, Quang Khải nói bản thân hơi mệt nên để em trai về trước. Đến sáng 24/5 thì người thân nhận được tin dữ, thông báo Quang Khải là một trong 14 nạn nhân xấu số trong vụ cháy. Vậy là đám giỗ ông nội phải tạm hoãn, người thân phân công nhau đưa bố mẹ Quang Khải lên Hà Nội để làm thủ tục nhận con.

Nước mắt của những người mẹ mất con trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính - Ảnh 6.

Ngồi lặng lẽ ở khu vực lấy mẫu xét nghiệm ADN để nhận diện thi thể, bà Mơ (SN 1962, Thái Bình) – người đeo khẩu trang, mặc áo xanh, mẹ của nạn nhân nữ tên Mai (SN 1995) vừa lau nước mắt vừa kể: “Mai mới chuyển đến nhà trọ này từ dịp lễ 1/5, tôi cũng đi làm gần đây nên mẹ con thường xuyên gặp nhau lắm. Bạn ấy chưa lập gia đình nên tôi hay giục là ế rồi, mau kiếm người yêu đi làm lấy, đỡ phải đi thuê trọ thế này cho vất vả. Mỗi lần như thế, Mai chỉ đùa với tôi là con chưa lấy chồng đâu, con ở với mẹ. Thế mà bây giờ chồng không lấy, mà nó cũng có ở với mẹ nữa đâu. Nó bỏ tôi đi rồi trời ơi, con ơi là con…”.

Nước mắt của những người mẹ mất con trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính - Ảnh 7.

Liên quan đến các nạn nhân vụ cháy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Công an Thành phố phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ cháy để giải quyết, xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp quận Cầu Giấy.

Nước mắt của những người mẹ mất con trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính - Ảnh 8.

Nước mắt của những người mẹ mất con trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính - Ảnh 9.

Đặc biệt, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị các cơ quan, ban ngành liên quan tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân, khắc phục hậu quả sau vụ cháy, mức 50 triệu đồng đối với gia đình có người tử vong, 30 triệu đồng với người bị thương, thực hiện ngay trong sáng 24/5.

Vào khoảng 0h46 sáng nay (24/5), Công an thành phố Hà Nội nhận được tin báo cháy nhà dân tại địa chỉ số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.

Khu nhà xảy ra cháy gồm hai khối xây dựng theo kiểu cũ, đã cũ nát. Khối ngoài 2 tầng, giáp mặt ngách là nơi gia chủ 7 người sinh sống. Khối bên trong 3 tầng là cho thuê trọ. Giữa hai khối nhà là khoảng sân vừa để gia chủ kinh doanh sửa chữa xe máy, xe điện, vừa để xe máy của người thuê trọ… Ngoài gia chủ, ở đây có 17 người khác đăng ký thuê trọ.

Đến 1h26 cùng ngày, đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Hậu quả, 14 người tử vong, 6 người bị thương đang được cấp cứu tại bệnh viện. Chủ nhà cùng 2 cháu nội và con dâu thoát ra ngoài từ tầng 2. Thiệt hại về tài sản đang được thống kê, làm rõ.

Nồi cơm điện bẩn cáu cạnh, dùng thứ nước này lau chỉ sau 5 phút nồi sạch tinh như mới

Sau một thời gian sử dụng, bên trong và bên ngoài nồi cơm điện thường tích tụ nhiều cặn bẩn. Để loại bỏ chúng, bạn hãy tham khảo mẹo nhỏ dưới đây.

Nồi cơm điện là thiết bị gia dụng được sử dụng rất thường xuyên. Hầu như ngày nào chúng ta cũng sẽ nấu cơm 1-2 lần. Thông thường, mỗi lần nấu cơm, mọi người sẽ chỉ rửa phần ruột nồi mà quên mất phần vỏ nồi cũng cần được làm sạch định kỳ.

Phần vỏ nồi, đặc biệt là phần mâm nhiệt, nếu không được làm sạch định kỳ thì sẽ tiêu tốn nhiều điện năng và nhanh hỏng.

Ngoài ra, phần nắp nồi cũng là nơi bám nhiều cặn tinh bột sau mỗi lần nấu cơm nhưng ít được mọi người chú ý làm sạch.

Để làm sạch nồi cơm điện, bạn hãy làm theo các bước dưới đây.

Vệ sinh mâm nhiệt

Bạn hãy chuẩn bị một chiếc bát, thêm một ít giấm trắng và baking soda. Hai nguyên liệu này gặp nhau sẽ sủi bọt. Bạn có thể dùng đũa khuấy đều cho chúng hòa tan vào nhau.

Sau đó, cho hai chiếc khăn giấy vào trong bát, để khăn giấy hút dung dịch trong bát (nên dùng loại khăn giấy có độ dai tốt).

Giấm có tác dụng làm mềm các vết bẩn, dùng để tẩy rửa rất tốt. Baking soda cũng có công dụng trong việc làm sạch.

Sau đó, vớt khăn giấy ra, vắt bớt nước và để khăn giấy lên trên mâm nhiệt của nồi cơm điện. Lưu ý, phải vắt cho tờ khăn giấy ráo nước để nước không thể lọt vào các chi tiết bên trong của nồi cơm điện.

Để nguyên tờ khăn giấy như vậy trong khoảng 10 phút.

ve-sinh-noi-com-dien-02Sau khoảng 10 phút, bạn sẽ thấy nhiều chất bẩn bong ra và bám vào tờ giấy. Giờ hãy gỡ bỏ tờ giấy ra.Bóp một ít kem đánh răng lên mâm nhiệt. Dùng bàn chải cọ đều trên bề mặt mâm nhiệt để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu còn bám lại. Sau khi cọ trong vòng 3-4 phút, các vết bẩn sẽ được loại bỏ.

ve-sinh-noi-com-dien-03

Nếu nồi vẫn còn bẩn, bạn có thể lặp lại việc dùng giấm và baking soda một lần nữa.

Bạn cũng có thể dùng khăn thấm giấm và baking soda để lau phần thành nồi.

Vệ sinh nắp trong của nồi cơm

Bên trong nồi cơm sẽ có một phần nắp đón bọt trào lên khi nấu. Nếu để lâu ngày, phần này sẽ bám rất nhiều cặn bẩn. Trong thời tiết oi nóng, nồm ẩm, chúng dễ dàng bị thiu, mốc, làm ảnh hưởng đến chất lượng của mẻ cơm sau. Vì vậy, bạn cần phải vệ sinh bộ phận này thường xuyên.

ve-sinh-noi-com-dien-04

Ở đa số các loại nồi cơm điện, bạn có thể dễ dào tháo phần nắp trong này ra và đem rửa dưới vòi nước. Chú ý làm sạch bên trên và bên dưới nắp, vệ sinh cả phần gioăng cao sư.

Với một số nồi có phần nắp liền, không thể tháo rời thì hãy dùng khăn ẩm lau sạch và lau lại bằng khăn khô.

Van xả nồi cơm điện

ve-sinh-noi-com-dien-06

Trên nồi cơm điện có bộ phận van thoát hơi nước, vừa là nơi hứng bọt cơm trào lên khi nấu, vừa đẩy hơi nước dư thừa ra ngoài. Sau một thời gian sử dụng, chúng dễ bị cáu bẩn. Các cặn tinh bột đọng lại lâu ngày sẽ tạo thành các mảng bám màu vàng.

Mỗi loại nồi cơm khác nhau sẽ có thiết kế van xả khác nhau. Với các nồi có van xả tháo rời, bạn có thể tháo nó và đem đi rửa trực tiếp dưới vòi nước. Với loại van xả không thể tháo, bạn hãy dùng khăn ẩm để lau sạch.

Vỏ ngoài của nồi

Empty

Với phần vỏ ngoài của nồi, bạn chỉ cần lấy khăn ẩm để lau sạch. Nếu vỏ nồi bán nhiều cặn bẩn, dầu mỡ, bạn có thể pha hỗn hợp nước + giấm trắng để lau. Dùng khăn thấm giấm pha loãng và lau nhiều lần để loại bỏ các vết bẩn.