Câu nói nổi tiếng từ bao đời nay: ‘Lấy vợ chọn đức không dâm, lấy chồng chọn tâm không tham của’, nhiều người không nghe vẫn cưới nhầm người

Câu nói nổi tiếng từ bao đời nay: ‘Lấy vợ chọn đức không dâm, lấy chồng chọn tâm không tham của’, nhiều người không nghe vẫn cưới nhầm người

Kết hôn là sự kiện trọng đại của đời người, không chỉ liên quan đến hạnh phúc cuộc đời của bản thân mà còn liên quan đến sự phát triển của thế hệ mai sau nên người xưa đặc biệt coi trọng việc cưới xin.

Thời xưa ở Trung Quốc có câu: Lấy vợ chọn người có đức mà không dâm, lấy chồng thì chọn người có một lòng một dạ chứ không tham lấy của cải. Chẳng hạn, nhà giàu, quý tộc thời xưa rất đặc biệt coi trọng gia đình gia giáo môn đăng hộ đối, không nên “vơ bèo vạt tép” bởi hôn nhân là việc trọng đại, nhất là chọn vợ phải chọn người xứng đôi vừa lứa, có đủ các đức hạnh. Chính vì hôn nhân là việc quan trọng nên bất kể ở thời đại nào cũng có thể áp dụng câu nói trên.

Kết hôn là sự kiện trọng đại của đời người, nên người xưa đặc biệt coi trọng việc chọn vợ chọn chồng để cưới.
Ví dụ như việc Võ Đại Lang trong “Thủy Hử” lấy được Phan Kim Liên xinh đẹp làm vợ khiến nhiều người phải ghen tị. Nhưng kết quả là nàng ta tuy là người có sắc nước hương trời nhưng lại là người dâm tà, nên cuối cùng trở thành ác phụ nổi tiếng.

(Ảnh minh họa)

Bản chất con người ai cũng có lòng mong được lợi, tránh thiệt thòi, nhưng người xưa khuyên khi lấy vợ thì chọn người có đức, chứ không phải dâm, như thế mới là điều tốt. Tuy nhiên, ngoài đời nhiều người luôn mong lấy được người tài đức vẹn toàn nhưng không ngờ lại chọn phải cái hại mà bỏ qua cái lợi, tại sao lại như vậy?

Khi nói về bản chất, con người luôn tìm kiếm ưu điểm và tránh nhược điểm, nên mọi người đều biết rằng sắc đẹp thực ra là một loại lợi ích. Loại lợi ích này có thể nhìn thấy rõ ràng và trực quan. Nhưng ngược lại, cái đức mặc dù nó có giá trị hơn, nhưng nó là một lợi ích vô hình, không thể nhìn, cầm nắm được và trong một khoảng thời gian ngắn, lợi ích do đức mang lại thường sẽ không hiển thị ngay.

(Ảnh minh họa)

Tầm nhìn của một người cũng được chia thành dài và ngắn, nếu bạn có tầm nhìn dài hạn, bạn có thể nhìn thấy giá trị ẩn dưới bề mặt, nhưng những người thiển cận, hoặc những người có trình độ tương đối nông cạn thì thường không nhìn nhận thấy giá trị của điều đó ngay lập tức. Trong khi đó, công dụng và lợi ích của cái đẹp đã quá rõ ràng rồi, sắc đẹp là thứ đang ở trước mắt và gần như trong tầm tay khiến người ta không thể không muốn có ngay.

(Ảnh minh họa)

Có một câu thành ngữ là “sắc hư vinh”. Ngay cả những người dù rất hiểu biết, suy nghĩ chín chắn cũng có thể mất đi lý trí và óc phán đoán trước cái đẹp. Và cái quý của đức hạnh, ân nghĩa thì lại dễ bị mờ nhạt trước sự thực dụng, lòng tham. Một người bình thường khi nhìn một chiếc túi da tốt thấy không hấp dẫn bằng chiếc túi kém chất lượng có mẫu mã đẹp long lanh.

(Ảnh minh họa)

Tương tự như vậy, nếu một người phụ nữ không có những giá trị đúng đắn, cô ta sẽ không nghe những câu nói của người xưa vẫn khuyên như “lấy chồng thì chọn người có một lòng một dạ chứ không tham lấy của cải”. Bạn không biết rằng thứ bạn coi trọng là của cải, cũng có lúc bị mất hết, ngày bạn đưa ra lựa chọn sai lầm, bi kịch hôn nhân cũng bắt đầu mở ra.

Vì vậy, một người xinh đẹp chưa chắc đã là người bạn đời lý tưởng. Điều may mắn nhất của một người nằm ở “đức hạnh”. Đức hạnh chính là đạo đức và tính nết tốt. Sắc đẹp rồi cũng sẽ tàn lụi, nhưng là đạo đức tốt thì sẽ tồn tại mãi mãi và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Vì sao các cụ thời xưa thườпg đặt tên con trai có chữ đệm là ‘Văn’, con gái là ‘Thị’?

Vì sao các cụ thời xưa thích đặt tên con trai có chữ đệm là ‘Văn’, con gái là ‘Thị’?

Chữ đệm ‘Văn’ và ‘Thị’ trong tên Tiếng Việt từ trước đến nay luôn là điều quen thuộc trong cuộc sống, tuy nhiên nguồn gốc của nó luôn được nhiều người quan tâm.

Từ thời xa xưa cho tới nay, chữ đệm “Văn” dành cho con trai và “Thị” dành cho con gái thường được các bậc cha mẹ, ông bà đặt cho các con với những ý nghĩa và câu chuyện mà nhiều người vẫn chưa biết.

Chữ đệm “Văn” trong tên con trai được bắt nguồn từ bối cảnh các triều đại phong kiến, người ta coi đàn ông “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” nghĩa là có nghĩa là một người con trai bằng cả mười con gái và chỉ có đàn ông mới được đi học, tham gia thi cử ở trường. “Văn” theo bảng chữ là học trò, đây là người có học. Với mong muốn con trai mình thành đạt, sự nghiệp học hành, thi cử được rộng mở nên bậc cha mẹ thời xưa thường đặt tên con trai kèm theo chữ đệm là “Văn”.

 

Với quan niệm từ lâu đời, nhiều người Việt vẫn giữ cho tới tận hiện tại, tên của người con trai đều thường được đặt theo “công thức”: Họ + Văn + Tên. Không chỉ thế đây cũng là một cách mà người Việt nhớ về cội nguồn, về ông cha.

Đối với chữ đệm “Thị” trong tên con gái, chữ “Thị” xuất hiện từ sau thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất, đây là một từ Việt gốc Hán được dùng để chỉ người phụ nữ với nguyên văn câu trong Từ nguyên từ điển là “Phu nhân xưng thị” có nghĩa là đàn bà thì gọi là thị. Bên cạnh đó chữ này cũng là danh xưng mà người phụ nữ dùng để tự xưng mình.

 

Gốc của từ “Thị” là họ hoặc ngành họ, sau khi kết hôn, người phụ nữ Trung Hoa sẽ lấy tên của chồng theo sau là chữ “Thị” để thành tên cúng cơm của mình. Cái tên này khi du nhập vào nước ta đã thay đổi khi những người phụ nữ trong gia đình phú quý sẽ giữ nguyên họ của bố và kèm theo chữ “Thị” phía sau.

Cho tới thế kỷ 15, người ta áp dụng “công thức” đặt tên con gái như: Họ + Thị + Tên. Trên thực tế không như nhiều người lầm tưởng thì chữ “Thị” vốn chỉ để dùng cho những người con gái đã trưởng thành, lập gia đình.

 

Hiện nay nhiều nền văn hóa du nhập vào nước ta nên việc đặt tên đệm cho con có chữ “Thị” hay “Văn” đã giảm dần nhưng cách đặt tên này vẫn là một điều vô cùng ý nghĩa lớn nhắc về lịch sử và văn hóa con người Việt.