Vì sao cổ nhân có câu: “Miệng” của người mẹ, quyết định vận mệnh đời con?

Vì sao cổ nhân có câu: “Miệng” của người mẹ, quyết định vận mệnh đời con?

Lời nói mà người mẹ nói ra với trẻ, thực sự rất quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách cũng như cuộc sống của trẻ.
Từ xa xưa cha ông đã răn dạy rằng, với con cái lời ăn tiếng nói của người mẹ có thể ảnh hưởng đến nhân phẩm, cuộc đời cũng như tính cách của con trẻ, thậm chí nó còn thể hiện trí tuệ và cốt cách làm người của đứa bé.

Câu nói của cổ nhân: “Miệng” của người mẹ, quyết định vận mệnh đời con hàm ý rằng, thái độ, lời nói, cách ứng biến của người mẹ nếu là bao dung, là cởi mởi thân thiện, thì sẽ mang lại cho con cái sự tin tưởng và niềm tin vô hạn.

Và ngược lại nếu như thái độ và lời nói của người mẹ là đả kích, áp chế, hay nói lời xấu ác thì lâu dần những lời nói như vậy truyền lại cho người con là sự bi quan, hoài nghi, ích kỉ, độc ác. Từ đó sẽ làm cho đứa trẻ tương lai khó có thể mà thành công cho được.

Vì sao cổ nhân có câu: “Miệng” của người mẹ, quyết định vận mệnh đời con? – Ảnh 1

Lời nói của mẹ, quyết định cuộc đời con trẻ

Cổ nhân còn có câu: “Một lời nói thiện ấm ba đông, một lời ác ý lạnh sáu tháng ròng”. Câu này hàm ý khuyên răn cha mẹ, đừng nên xem nhẹ những lời nói tưởng chừng như đơn giản, vì chúng có thể mang tới cho con trẻ những ấn tượng không thể xóa nhòa trong quá trình trưởng thành của con trẻ. Thậm chí có những lời nói làm tổn thương con, theo chúng suốt cuộc đời, và in hằn trong tim khiến trái tim trẻ rỉ máu và thành vết thương khó lành.

Đặc biệt lời nói của người mẹ với trẻ, thực sự vô cùng quan trọng và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách cũng như cuộc sống của trẻ sau này.

Phương thức lời nói, quyết định ‘sự tiến xa’ của cuộc đời đứa trẻ

Xa xưa cổ nhân cũng đã dạy rằng, mối quan hệ gia đình tốt là khi, người bố quản ‘trí óc’, là người làm chủ và quyết định những việc trọng đại trong gia đình, còn người mẹ sẽ là người quản ‘tâm’, khiến cho không khí gia đình trở nên ấm áp và hạnh phúc hơn.

Trong tâm lý học khi con trẻ nhận được sự khen thưởng, tán dương và tín nhiệm từ cha mẹ, chúng sẽ có được nguồn năng lượng tích cực, và trở thành động lực để gắng hết sức hơn nữa, từ đó có thể giúp con đạt được thành công cũng chính là sự kì vọng của cha mẹ, người gần gũi và tin tưởng chúng nhất.

“Miệng” của người mẹ, là phong thủy của cuộc đời con

Lời nói của người mẹ, luôn ẩn chứa cảm xúc, cũng như thể hiện thái độ dành cho con cái và ảnh hưởng tới tính cách của trẻ. Do đó, cổ nhân xưa mới có câu “miệng” của người mẹ có thể thể hiện ra sự tu dưỡng, người mẹ có tính cách và cách dạy dỗ như thế nào, thì sẽ dưỡng dạy nên những đứa con như thế.

Lời nói dễ nghe, là tu dưỡng cả đời của mẹ

Nếu trẻ phạm lỗi, người mẹ dùng những lời nói vô cùng khó nghe để phê bình đứa con thì đứa trẻ dần dần sẽ mất đi sự tự tin, thậm chí ảnh hưởng không nhỏ tới lòng tự tôn của trẻ.

Do đó, câu nói của mẹ có thể truyền cho đứa trẻ năng lượng tích cực hoặc năng lượng tiêu cực, và ảnh hưởng trực tiếp ảnh hưởng đến con cái, thậm chí là tính cách lẫn cuộc đời sau này của chúng.

Liên quan đến vấn đề này Suhomlinsky – Nhà giáo dục Liên Xô từng nói: “Mỗi khoảnh khắc, khi bạn nhìn thấy con bạn, bạn cũng là đang nhìn thấy chính mình. Khi bạn giáo dục con cái, bạn cũng đang giáo dục chính mình và kiểm tra nhân cách của chính mình”.

Do đó, với người mẹ việc giáo dục con cái cũng là đang giáo dục chính bản thân mình. Và lời ăn tiếng nói của người mẹ ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành nhân phẩm, cũng như cuộc đời và tính cách của con trẻ, đồng thời cũng là sự thể hiện trí huệ và cốt cách làm người của con sau này.

Chính vì vậy, người xưa muốn khuyên mỗi bà mẹ hãy nói ra những lời yêu thương, động viên và khích lệ con trẻ đúng lúc. Vì như vậy sẽ tiếp thêm nghị lực, sức mạnh cũng như niềm tin để con cái tự tin bước về phía trước, đón nhận một tương lai tươi sáng hơn.

Diễn viên Miпh Cúc: Tôi khôпg пgại ‘trơ mặt’ xin thêm cảпh quay, vai diễn

 

“Mình cứ xin, 5 lần 7 lượt xin thì cũng có vài lần phù hợp, đạo diễn sẽ cho nhân vật của mình xuất hiện”, Minh Cúc chia sẻ.

Nữ diễn viên Minh Cúc thường xuyên xuất hiện với những vai phụ, là ô-sin, giúp việc hoặc người lao động lam lũ trên màn ảnh nhỏ. Tuy chỉ đảm nhiệm những vai phụ, ít “đất diễn” nhưng Minh Cúc vẫn để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả.

– Dường như Minh Cúc rất hợp với vai ô-sin, người lao động chân tay. Từ “Hương vị tình thân”, “Cuộc đời vẫn đẹp sao” đến “Cuộc chiến không giới tuyến”, chị đều nhận vai dạng này?

Đó có lẽ là thế mạnh của tôi. Từ trước đến nay tôi luôn muốn được làm vai diễn nào đó không quá đơn thuần, không phải những vai tính cách một màu, các vai diễn của tôi cứ phải “hâm hâm” một tí.

Có lẽ vì thế nên khán giả đã bắt đầu quen với kiểu “hâm hâm”, gây cười của tôi. Nhưng tôi nghĩ mỗi vai diễn cho dù có hoàn cảnh khá giống nhau nhưng vẫn để lại những cảm nhận riêng cho khán giả.

Ví dụ như vai ô-sin trong Hương vị tình thân khiến khán giả yêu mến, vai Bình trong Cuộc đời vẫn đẹp saovừa đáng yêu lại vừa đáng ghét, vai ô-sin Sú của Cuộc chiến không giới tuyếnlại lạnh lùng, bí ẩn khiến khán giả sợ.

Diễn viên Minh Cúc.

Diễn viên Minh Cúc.

– Chị thường đảm nhiệm các vai phụ nhưng lại có khá nhiều đất diễn và vai nào cũng để lại ấn tượng mạnh cho khán giả, bí quyết là gì vậy?

Nói là “bí quyết” thì hơi to tát, thật ra chỉ là do tôi yêu nghề thôi. Tôi rất thích những vai ngắn nhưng được phát triển thêm, thậm chí là cả những vai còn không có trong kịch bản.

Thú thực, khi tổ chức sản xuất phim gọi tôi đi làm phim Cuộc chiến không giới tuyến, mọi người cũng nói rằng vai này ngắn lắm. Thậm chí, trước đó vai này là dành cho diễn viên nam nhưng sau đó đạo diễn Danh Dũng lại đổi thành diễn viên nữ và để tôi diễn.

Tôi nghĩ vai của mình chỉ kéo dài vài tập hoặc một ít cảnh quay mà thôi. Nhưng rồi trong quá trình quay, dù cảnh quay đó không có tôi, tôi vẫn ở bên cạnh xem mọi người diễn, cảm thấy đoạn nào phù hợp tôi sẽ xin đạo diễn cho nhân vật của mình xuất hiện.

Tôi không ngại “trơ mặt” đi xin thêm cảnh quay hay xin vai diễn đâu. Mình cứ xin, 5 lần 7 lượt xin thì cũng có vài lần phù hợp, đạo diễn sẽ cho nhân vật của mình xuất hiện. Cũng may mắn là tôi thường được giao những vai có tính cách đặc biệt nên dễ gây ấn tượng với khán giả.

"Tôi không ngại “trơ mặt” đi xin thêm cảnh quay hay xin vai diễn".

“Tôi không ngại “trơ mặt” đi xin thêm cảnh quay hay xin vai diễn”.

Căn phòng 12m2 đầy khăn sữa, xi-lanh

Để nhìn toàn diện về một người nghệ sĩ, nếu chỉ thấy khoảnh khắc họ tỏa sáng trên sân khấu có lẽ là chưa đủ. Đôi khi, những giây phút trước khi ánh đèn sân khấu được bật lên mới là khoảnh khắc người nghệ sĩ sống chân thực nhất, bản lĩnh nhất.

Minh Cúc là diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ, chị quen thuộc với khán giả qua những vai diễn tính cách, nổi loạn như Xinh cờ bạc trongVề nhà đi conhay Sâm osin của Hương vị tình thân Mới đây nhất, Minh Cúc vào vai nữ phượt thủ “quái tính”, nổi loạn của phim điện ảnh578: Phát đạn của kẻ điên

Ngay cả trong những vở kịch trên sân khấu, Minh Cúc cũng thường được giao các vai nhí nhảnh hoặc độc ác. Những vai diễn của Minh Cúc hoàn toàn trái ngược với cuộc sống và sự nhẫn nại mà chị dành cho đứa con bé bỏng của mình.Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 1Con gái Minh Cúc đã 12 tuổi nhưng vẫn chỉ như một em bé sơ sinh.

Sau ánh hào quang của sân khấu, của mỗi vai diễn, nữ diễn viên trở về với vai trò làm mẹ. Bé Tú Minh – con gái Minh Cúc bị ngạt ối trước giờ mổ sinh nên bị ảnh hưởng nghiêm trọng về não. Minh Cúc ly hôn sau khi cô con gái đầu lòng chào đời không lâu.

Rời khỏi cuộc hôn nhân rạn nứt, Minh Cúc ôm con gái về sống cùng bố mẹ ruột. Trong căn phòng hơn 10m2 của hai mẹ con Minh Cúc chỉ có những món đồ nội thất hết sức cơ bản, phần lớn diện tích đều bày thuốc, khăn sữa và các dụng cụ phục vụ việc chăm sóc cô con gái nhỏ.Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 2Căn phòng của mẹ con Minh Cúc nhỏ xíu, bày rất nhiều dụng cụ để chăm sóc bé Tú Minh.

12 tuổi nhưng Tú Minh – con gái Minh Cúc – vẫn như một em bé mới chào đời, không thể vận động, nói chuyện, thậm chí không thể tự mình ăn uống, vệ sinh. Mỗi buổi sáng của Minh Cúc không bắt đầu bằng công việc, bằng sự thảnh thơi mà bằng… sự nhẫn nại.

Bữa sáng của con gái Minh Cúc là nửa cốc sữa pha theo công thức đặc biệt của riêng hai mẹ con. Nửa cốc sữa với một đứa trẻ sơ sinh hay một em bé tầm tuổi Tú Minh bình thường sẽ vô cùng đơn giản, nhưng với mẹ con Minh Cúc, đó lại là một hành trình dài đầy cảm xúc.

Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 3Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 4

Minh Cúc phải dùng xi-lanh bơm trực tiếp từng ống sữa vào miệng của con. Em bé cũng rất dễ bị sặc nên phải bơm từng chút, từng chút một. Thậm chí, chị còn phải lựa những lúc Tú Minh chịu mở miệng, bơm thật nhanh một miếng sữa để con có thể nuốt vào.

Việc Tú Minh bị sặc, bị “trớ” và phun đầy vào mặt, vào quần áo của Minh Cúc không phải là điều xa lạ với hai mẹ con: “Cũng có lúc con mệt, không muốn ăn hay có những khi mình nóng nảy, khó chịu mà to tiếng chứ. Nhưng dù có thế nào cũng phải bơm hết nửa cốc sữa ấy, vì bữa sáng của con chỉ có thế thôi”.Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 5Tú Minh bị sặc, ho khiến sữa văng đầy mặt Minh Cúc.

Khoảng thời gian hiếm hoi của riêng Minh Cúc

Nửa cốc sữa nhưng cả hai mẹ con phải “chiến đấu” tới gần một tiếng đồng hồ mới xong. Lúc này, Minh Cúc sẽ đặt em bé ở chiếc giường nhỏ rồi tranh thủ vừa ăn sáng vừa trông con. Nếu sáng nào Tú Minh ăn ngoan, hết cốc sữa từ sớm thì Minh Cúc có thể mua đồ ăn sáng ở ngoài, còn nếu không bữa sáng của chị sẽ là bát mỳ tôm nấu vội. Chị sẽ ngồi ngay bên cầu thang, vừa ăn vừa ê a trò chuyện với con gái nhỏ.

“Việc ăn uống của con hơn 10 năm nay như vậy, tôi cũng đã quen rồi. Mình sinh con ra thì chăm sóc, kiên nhẫn với con cũng là điều đương nhiên thôi, tôi không nghĩ đó là sự thiệt thòi. Vì người thiệt thòi thực sự là con bé chứ không phải là tôi”, Minh Cúc chia sẻ.Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 6Minh Cúc đặt con gái trên chiếc giường sát cầu thang rồi vội chuẩn bị bữa sáng cho mình.

Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 7Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 8

Mỗi tuần, Minh Cúc sẽ gửi con sang nhà nội 1 – 2 buổi. Nếu không có ông ngoại ở nhà, Tú Minh sẽ được mẹ địu trước ngực rồi hai mẹ con tự chạy xe máy sang nhà nội, còn nếu ông ngoại ở nhà, ông sẽ chở hai mẹ con sang:

“Bên nội chủ động đỡ cho tôi việc trông nom con bé một tuần vài buổi, tôi rất trân trọng điều đó. Vì hơn hết, tôi nghĩ con mình cũng cần được nhận sự yêu thương, chăm sóc từ cả hai bên nội ngoại”.Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 9Minh Cúc cùng bố đưa Tú Minh sang nhà nội.

Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 10Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 11

Những hôm bé Tú Minh sang bên nội, Minh Cúc sẽ có một khoảng thời gian rảnh rỗi cho riêng mình. Chị thường tranh thủ đi chợ rồi đến phòng tập. “Khi thì tôi tập gym, lúc lại tập boxing, vài năm nay tôi đều tuân theo lịch trình tập luyện đều đặn như vậy. Tập luyện không chỉ để nâng cao sức khỏe, cân bằng vóc dáng mà còn là cách để tôi xả stress, chuẩn bị thể lực và các kỹ năng cho những vai diễn hành động”, chị nói.