Cha bỏ rơi từ nhỏ, nam sinh đỗ ĐH Bách khoa chỉ ước mỗi tháng có được thùng mì tôm để có thể tiếp tục đến giảng đường

Cha bỏ rơi ngày còn nhỏ, mẹ tảo tần nuôi Nghĩa lớn khôn trong sự vất vả thiếu thốn. Nay đỗ đại học, Nghĩa chỉ dám mơ mỗi tháng có được thùng mì tôm để bám con chữ.

Lớn khôn bằng lòng yêu thương của mẹ và cả những bao gạo tình thương của nhà hảo tâm nên Nghĩa quyết chí học tập. Từ cậu học trò trung bình khá những năm cấp 2, Nghĩa vươn lên hàng “top” ở trường với thành tích 3 năm học sinh giỏi.
Cha bỏ rơi từ nhỏ, nam sinh đỗ ĐH Bách khoa chỉ ước mỗi tháng có được thùng mì tôm để có thể tiếp tục đến giảng đường

Dù nhà nghèo, vất vả thiếu thốn, nhưng Nghĩa vẫn vươn lên học giỏi (Ảnh: Trung Thi).

Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, vừa qua, Võ Trọng Nghĩa (18 tuổi trú thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, Phú Yên) được thông báo trúng tuyển vào Trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học với số điểm 24 (khối A).

Vất vả, thiếu thốn từ bé

Nghĩa sống cùng em gái, mẹ và ông ngoại 85 tuổi trong căn nhà cấp 4 đã cũ. Vắng bóng cha từ ngày còn nhỏ nên Nghĩa lớn lên trong sự thiếu thốn, vất vả.

Những bộ quần áo đẹp, tươm tất, hay những món ngon, vật lạ đối với Nghĩa là một thứ vô cùng xa xỉ. Tuổi thơ của em phải sống trong căn nhà rách nát cũ kỹ, cùng bữa cơm với chút cá kho khô.
Nam sinh ước mỗi tháng có được thùng mì tôm để bám con chữ - 2

Nghĩa sống cùng mẹ, em gái và ông ngoại đã 85 tuổi (Ảnh: Trung Thi).

Nhà nghèo, không có ruộng đất, mẹ của Nghĩa là chị Võ Thị Sen quần quật làm lụng để nuôi các con. Hàng ngày, chị đi lấy cá ở chợ từ sáng sớm, chạy xe máy vài chục kilomet vào thôn, buôn để bán lại kiếm vài đồng có tiền mua gạo, mua mắm cho 4 miệng ăn.

Đang khỏe mạnh, năm 2019, chị Sen ngã ốm “thập tử nhất sinh” vì căn bệnh suy giáp. Nhà đã nghèo nên khi chị Sen ngã bệnh, gia đình chạy vạy khắp nơi nhưng vẫn không đủ tiền để chị uống thuốc.

Thương mẹ thoi thóp trong bệnh viện, Nghĩa khi ấy 15 tuổi đã chạy khắp làng, khắp chợ nhờ giúp đỡ để mẹ có tiền chữa bệnh.

Thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”, chị Sen dần hồi phục, hiện tại chị vẫn phải uống thuốc để điều trị. Dù bệnh chưa dứt, chị Sen đã quay lại với công việc của mình để kiếm tiền lo cho các con.

“Hôm cá rẻ thì mình kiếm được 100.000 đồng, còn hôm cá đắt thì kiếm vài chục nghìn đồng. Ngày nắng, đi về đỡ vất vả, ngày mưa, đường đất đỏ trơn trượt rất nguy hiểm, nhưng vẫn phải cố gắng”, chị Sen tâm sự.

Thấy mẹ vất vả, dãi nắng dầm mưa, Nghĩa phụ mẹ ở nhà chăm ông, bày em gái học tập. Về phần Nghĩa, em đạt học sinh giỏi 3 năm liền và mới đây là đỗ vào Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng.

Thầy Lê Ánh Phát – Giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của Nghĩa – nhận xét: “Dù gia đình Nghĩa rất khó khăn, nhưng em rất chăm chỉ học tập. Điểm số của Nghĩa trong năm học 12 là đứng đầu lớp, hạnh kiểm tốt. Em Nghĩa là tấm gương vượt khó học giỏi của trường.

Trong năm học vừa qua, lớp cũng chủ động đề xuất nhà trường để Nghĩa nhận các suất quà, học bổng. Nay em ấy đậu đại học Bách khoa Đà Nẵng, tôi mong quý mạnh thường quân sẽ tiếp tục hỗ trợ Nghĩa để có điều kiện theo đuổi ước mơ của mình”, thầy Phát chia sẻ.

Đường đến giảng đường chồng chất khó khăn

Hôm nhận giấy báo nhập học của trường đại học, tâm trạng của Nghĩa rối bời. Khoản học phí hơn 14 triệu đồng không phải là ít đối với gia đình Nghĩa hiện tại. Cậu biết chắc mẹ hết khả năng lo cho mình, vì mỗi tháng mẹ làm ra chẳng bao nhiêu, trong khi đó còn phải lo cho ông ngoại, em gái và tiền thuốc uống hàng ngày để chữa bệnh.
Nam sinh ước mỗi tháng có được thùng mì tôm để bám con chữ - 3

Nghĩa mơ ước có đủ kinh phí để được đến trường (Ảnh: Trung Thi).

“Đêm hôm nhận giấy báo nhập học, Nghĩa không ngủ được mà trằn trọc, sợ không còn được đến trường. Nghĩa tính đến chuyện kiếm việc đi làm, tích lũy tiền bạc, rồi sau này sẽ tìm cách quay lại giảng đường” – mẹ của Nghĩa kể.

May mắn, một nhà hảo tâm đã đứng ra quyên góp giúp Nghĩa được số tiền đóng học phí kỳ đầu. Cận kề ngày nhập học, cậu học trò nghèo chỉ sắm nổi một chiếc chiếu cói và 3 chiếc áo thun.

“Nhập học xong, em sẽ cố gắng dành thời gian đi làm thêm, dành dụm tiền đóng học phí. Mỗi ngày, em chỉ cần gói mì tôm, quả trứng là có thể qua bữa. Em sẽ nỗ lực không ngừng để tiếp tục được học” – Nghĩa nói.

Ông Ngô Bình Thịnh – Chủ tịch thị trấn Hai Riêng – cho biết gia đình em Nghĩa hiện rất khó khăn và thuộc diện hộ nghèo của địa phương. Vừa qua, thị trấn cũng nhận được thông tin Nghĩa đậu đại học Bách khoa.

“Gia cảnh rất khó khăn, nhưng Nghĩa rất có nghị lực vươn lên học giỏi. Tôi mong sẽ có mạnh thường quân quan tâm hỗ trợ để cậu ấy có thể theo đuổi giấc mơ của mình” – Chủ tịch thị trấn Hai Riêng nói.

Xem Thêm:

“Người nào có phúc, Trời sẽ ban khổ”: những loại khổ này nhìn thì có vẻ bất hạnh, nhưng thực chất lại là khảo nghiệm của Trời cao


“Người nào có phúc, Trời sẽ ban khổ”: những loại khổ này nhìn thì có vẻ bất hạnh, nhưng thực chất lại là khảo nghiệm của Trời cao (Nguồn: phatgiao.org)

Con người thường xem những điều khó khăn, trở ngại là điều bất hạnh. Thế nhưng, có nhiều trường hợp những điều bất hạnh này lại chính là Trời cao an bài, đến để khảo nghiệm họ. Ai có thể vượt qua, người ấy sẽ được phúc báo.

1. Người chịu thiệt thòi, tương lai sẽ được phúc báo
Nếu một người biết cho đi, người đó cũng sẽ được người khác tôn trọng. Nếu một người có thể mang lại lợi ích cho người khác, người đó cũng sẽ nhận được phước lành tương ứng. Đây cũng chính là quy luật “phúc họa tương y”.
Tử tế với người khác dường như là tự mình gánh chịu thiệt thòi. Nhưng trên thực tế, mọi mất mát sau này sẽ được bù đắp. Chúng ta thường xem việc chịu khổ là điều bất hạnh, mặc dù tất cả những khó khăn sẽ khiến cuộc sống của bạn đầy chông gai, nhưng lại giúp tương lai của bạn hạnh phúc.

Có một vị Thiền sư nói rằng, bạn chịu đựng được bao nhiêu cái khổ thì sẽ nhận được bấy nhiêu phước lành. Bạn thử nghĩ xem, những đóa hoa trong nhà kính chưa từng trải qua mưa gió, liệu chúng có thể sống lâu hay không? Có lẽ ngay từ lúc chúng vừa rời khỏi nhà kính, chúng sẽ bị hư hoại ngay lập tức và trở thành hoa tàn lá rụng. Còn những cây cổ thụ, có lẽ là do chúng đã trải qua vô số gian khổ trong thế gian này, cuối cùng vẫn đứng vững hiên ngang giữa đất trời.

Là con người mà nói, không nên có tầm nhìn quá ngắn hạn. Những loại khó khăn này, mặc dù có vẻ bất hạnh nhưng trên thực tế lại là sự khảo nghiệm của Thần linh dành cho bạn.

Nguồn: phatgiao.org
2. Nỗi khổ khi bị dồn vào chân tường sẽ khiến người ta buộc phải đứng lên
Có một câu nói rất hay, khi con người đến lúc chạm đáy, bất kể là lựa chọn hướng đi nào thì tương lai cũng sẽ trở thành con đường lên dốc cao. Đây cũng chính là triết lý trong Tôn Tử Binh Pháp: “Nhảy vào chỗ chết mới có thể sống, đặt vào chỗ chết mới có thể hồi sinh.”

Trong cuộc sống, bất kỳ ai cũng phải đối mặt với khó khăn, điểm khác biệt ở mỗi người chính là tâm thái mà họ đối diện với nghịch cảnh, chính điều này sẽ quyết định tương lai của chúng ta.

3. Khó khăn trong quyết định tiến hay lùi sẽ đưa bạn lên đỉnh cao hơn
Trong cuộc sống, điều mà chúng ta sợ nhất chính là đối mặt với tình huống “trước mặt là hổ, sau lưng là sói”. Trong tình huống này, bất kể chúng ta chọn lựa như thế nào thì cũng đều phải đối diện với nguy hiểm lớn. Hãy tự hỏi bản thân mình rằng, tình thế khó khăn có thực sự mang lại lợi ích gì cho chúng ta không?

Những người có năng lực thấp kém và nội tâm yếu đuối, nói thẳng ra là những người chưa từng trải qua khó khăn trong đời, khi đối mặt với khó khăn và thách thức, có lẽ họ sẽ chọn cách từ bỏ. Kết quả là chỉ có thể nhận lấy bi kịch.

Ngược lại, những người có năng lực thật sự và nội tâm mạnh mẽ, họ không chỉ vượt qua được khó khăn và thử thách mà còn khai phá được tiềm năng của bản thân mình, từ đó đi đến tương lai tương sáng.

Mạnh Tử từng nói: “nhập tắc vô pháp gia phất sĩ, xuất tắc vô địch quốc ngoại hoạn giả”, nghĩa là nếu trong nước không có đại thần kiên trì giữ phép tắc và người hiền giúp vua, lại không có ai lo bị địch quốc bên ngoài xâm phạm, một quốc gia như thế sẽ bị diệt vong.

Mọi tình huống khó khăn đều khiến con người trở nên minh mẫn hơn, nếu người bình thường có thể vượt qua, họ sẽ trưởng thành và khôn ngoan hơn.

Nguồn: phatgiao.org
4. Mọi sự không như ý muốn chính là món quà mà Trời cao dành cho bạn
Có một chàng trai vừa tốt nghiệp đại học và nộp đơn xin việc tại một công ty khá tốt. Anh ta cảm thấy rằng công ty này rất phù hợp với mục tiêu của mình nên rất muốn gia nhập công ty. Thế nhưng kết quả không như ý muốn. Người ta thường nói, càng nỗ lực để đạt được một điều gì đó thì nguy cơ mất mát càng cao. Sau đó, anh ta làm việc tại một doanh nghiệp nhỏ hơn, bất ngờ gặp được ông chủ đánh giá anh rất cao. Sau vài năm cống hiến, ông chủ đã bổ nhiệm anh ta làm người trợ lý chính của mình. Hiện tại, chàng trai trẻ này đã trở thành Phó Tổng Giám đốc của công ty, thay đổi số phận sinh viên nghèo khi xưa

Trời cao để bạn thất bại không phải để khiến bạn gặp xui xẻo, mà là muốn nói với bạn rằng, con đường này không thể đi, cần phải chọn một con đường khác. Khi bạn đi đúng đường, liệu Trời cao có còn cản trở bạn không? Tất cả những điều đã xảy ra, khi nhìn lại, thực sự đều là những điều tốt đẹp. Đó là điều tất yếu. Vì vậy, hãy chấp nhận nó và thay đổi hướng đi của mình, như vậy mới có thể gặt hái được thành công.

5. Sống sót sau cơn thảm họa sẽ giúp bạn trưởng thành hơn
Trên thế gian này có một loại phúc gọi là “sống sót sau đại họa”. Những người trải qua thảm họa nhưng vẫn sống sót chắc chắn là những người có vận mệnh lớn.

Vài năm trước, ông Lý đang bước ra khỏi cửa hàng, cánh cửa cuốn trên đỉnh đầu ông đột ngột rơi xuống. Chỉ cần ông bước chậm vài giây là có thể chết ngay tại chỗ. Kể từ sau sự kiện đó, ông Lý đột nhiên bừng tỉnh. Mọi danh vọng, lợi lộc, tài sản và quyền lực, thì tất cả đều trở nên vô nghĩa. Nếu không phải vì may mắn thì ông ấy đã qua đời từ lâu.

Để được bình an, chúng ta không chỉ nhờ vào sự cố gắng của bản thân mà còn nhờ sự che chở từ Trời cao. Hãy nhớ rằng, những khó khăn hiện tại mà bạn đối mặt cuối cùng sẽ biến thành phúc lành, tương lai tươi sáng rồi cũng sẽ đến với bạn mà thôi.

https:phunutoday.vn