Loài sinh vật ngoại lai từ Trung Quốc đổ bộ chợ Việt, bán giá cao vẫn đắt hàng: Có nên ăn hay không
Là sinh vật ngoại lai đe dọa tới ngành nông nghiệp, song những ngày này, tôm hùm đất Trung Quốc lại đổ bộ chợ Việt. Đáng chú ý, giá loại tôm hùm này khá đắt nhưng vẫn đông khách mua ăn.
Vài ngày trở lại đây, trên các chợ hải sản online, nhiều người rao bán tôm hùm đất sống với số lượng lớn.
Loại tôm hùm này chỉ nhỏ như tôm thẻ ở nước ta, thịt khá ít. Tuy nhiên, chúng được dân buôn quảng cáo khi nấu chín có màu đỏ vô cùng hấp dẫn, thịt chắc và ngọt. Khách có thể mua về làm món tôm hùm xốt bơ tỏi, xốt me hoặc xào cay…
Hiện mức giá phổ biến được các đầu mối rao bán từ 360.000-400.000 đồng/kg. So với cùng kỳ năm ngoái, giá tôm hùm đất giảm khoảng 30-40%, nhưng vẫn đắt đỏ hơn so với tôm thẻ của nước ta bán ngoài chợ.
Chị Nguyễn Thị Thu, đầu mối rao bán tôm hùm sống tại chợ hải sản online ở Hà Nội, cho biết, thời điểm tháng 5-7 là mùa của tôm hùm đất ở Trung Quốc. Năm nay, nguồn cung dồi dào, hàng đổ về chợ với số lượng lớn nên giá bán cũng giảm mạnh so với những năm trước đó.
Tôm hùm đất Trung Quốc được rao bán khắp các chợ hải sản online ở nước ta. Ảnh chụp màn hình.
“Năm ngoái, giá tôm hùm đất dao động từ 500.000-600.000 đồng/kg. Còn nay giá chỉ 360.000 đồng/kg”, chị nói.
Chị Thu cũng tiết lộ, tôm hùm đất đông lạnh nhập về chủ yếu đổ sỉ cho các nhà hàng, quán ăn vì giá rẻ. Còn với loại tôm sống này chủ yếu phục vụ khách lẻ hộ gia đình. Dưới bài rao bán trên chợ online mà chị tham gia, có đến vài chục khách đặt mua. Trong đó, đa phần khách mua 2kg mỗi lần.
“Tôm hùm này sống rất khoẻ. Nhập về để trên cạn không có nước cũng sống được cả ngày, còn nhốt trong bể nước thì sống khoẻ cả tuần”, chị nói. Nhưng để đảm bảo hàng tươi ngon, chị Thu thường nhập số lượng 50-60kg đủ bán trong một ngày.
Từ đầu tháng 6 đến nay, chị Lý Thị Điệp cũng tất bật rao bán tôm hùm đất trên các chợ hải sản online. Ở mỗi bài đăng, chị đều nhấn mạnh: “Tôm hùm đất hàng còn sống khoẻ, khách mua bao đổi từng con nếu tôm chết”.
Cùng với đó, chị chia sẻ tôm dịp này về với số lượng lớn, khách đặt mua sẽ được giao hàng ngay trong ngày. Giá bán công khai chỉ 370.000 đồng/kg, giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
“Tôm hùm đất về chợ có size 35 con/kg, hàng sống rất khoẻ. Loại tôm này được đóng vào các túi lưới theo trọng lượng 1 kg/túi rồi vận chuyển về chợ”, chị nói. Hàng ngày, chị nhập tôm từ các đầu mối lớn tùy vào lượng khách đặt. Có ngày chỉ 30-40kg, cũng có ngày nhập lên tới trên dưới 1 tạ.
Tôm hùm đất là sinh vật ngoại lại, không được phép buôn bán nhưng vẫn đổ bộ chợ Việt, giá khá đắt đỏ. Ảnh: NVCC
Khi được hỏi có biết tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai, cấm buôn bán tại Việt Nam, chị Điệp và nhiều đầu mối khác nói, vào mùa thu hoạch, bên Trung Quốc, thấy có khách mua liền nhập về bán. Bản thân họ cũng không biết là hàng cấm hay không cấm. Tôm nhập về qua tay khá nhiều khâu trung gian mới đến dân buôn bán lẻ tại các chợ hải sản online.
Trước đó, trao đổi với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Văn Long – Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) – thông tin, tôm hùm đất (hay còn gọi là tôm hùm nước ngọt) có tên khoa học là Procambarus clarki. Loại tôm này có tên trong Phụ lục 2 Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại ban hành kèm theo thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2018.
Tôm hùm đất sống cũng không có tên trong Phụ lục VIII Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam – ban hành kèm theo Nghị định số 26 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
Theo các chuyên gia thuỷ sản, tôm hùm đất có thể trở thành đại họa của ngành nông nghiệp. Bởi tập tính của chúng là sống bò đáy, thích đào hang, ưa tối, chuyên hoạt động về đêm. Chúng có thể đào hang trú ẩn sâu 100-200cm, sống được cả ở dưới nước lẫn trên cạn và chịu được nhiệt độ 0-37 độ C.
Thức ăn chủ yếu của loại tôm này là mùn bã hữu cơ, ngũ cốc, khô đậu, rau quả, cỏ non, rong cỏ nước, tảo sống bám, côn trùng, sinh vật đáy cỡ nhỏ, xác động vật, thức ăn chế biến…
Có thời điểm, Bộ NN-PTNT phải ra công văn hoả tốc yêu cầu các tỉnh, thành và cơ quan chức năng vào cuộc ngăn chặn, truy quét tôm hùm đất. Nếu phát hiện phải tiêu huỷ ngay, đồng thời xử nghiêm các hành vi buôn bán để tránh phát tán loại sinh vật ngoại lai này ra môi trường.
Nhà vệ siпh đặt thế пày trụ cột gia đìпh s:uy y:ếu, giàu rồi cũпg lụi, xem пhà bạn có mắc phải không?
Không riêng phòng khách mà trong phong thủy nhà ở thì nhà vệ sinh chiếm vị trí quan trọng. Bởi đây là nơi có nhiều ám khí, ảnh hưởng tới cả nhà. Nhà vệ sinh lại là ‘chìa khóa’ bảo vệ phong thủy cho phòng khách, bếp, phòng ngủ.
Đại kỵ khi đặt nhà vệ sinh:
Nhà vệ sinh dưới cầu thang
Nhà vế ihn dưới cầu thang là vị trí tương đối đại kỵ. Bởi vì cầu thang là nơi luân chuyển khí trong nhà, từ dưới lên trên nên nhà vệ sinh ở đây sẽ phân tán xú uế khí xấu khắp nhà lan lên các tầng các phòng. Điều đó gây ra tổn hại cả về mặt sức khỏe và tài vận. Nếu các vị trí phòng khác trong nhà cũng xấu thì cộng hưởng năng lượng xấu lại gây tai họa cho gia đình.
Phong thủy đánh giá cao vị trí đặc cầu thang vì đây là nơi luân chuyển khí nên cần đặt cầu thang nơi khí dương, cung tốt để lan tỏa tốt lành cho cả nhà. Cầu thang trong nhà liên quan trực tiếp tới sức khỏe, nhưng nếu sức khỏe không tốt thì tài lộc tiêu tán, gia sản sa sút.
Nhà vệ sinh dưới cầu thang được xem là đại kỵ theo phong thủy.
Mặc dù đặt nhà vệ sinh ở gầm cầu thang giúp tiết kiệm diện tích nhưng chúng gây tác hại không nhỏ theo phong thủy. Nhà vệ sinh chứa rất nhiều khí âm (hung khí), nếu đặt bên dưới cầu thang – nơi giao thông đứng của ngôi nhà sẽ khiến cho gia chủ làm ăn dễ gặp thất bại, trì trệ. Kiểu thiết kế này khiến cho âm thịnh dương suy nên càng ảnh hưởng tới sức khỏe của những người đàn ông trong gia đình. Từ đó mà sự nghiệp của người đàn ông trụ cột suy giảm, làm ăn khó khăn, gia đình lục đục, đàn ông ốm yếu, con trai thì học kém. Từ đó mà người vợ trong gia đình vất vả, khổ sở không có chỗ dựa vững chắc, tài sản gia đình thì dần tiêu tán. Nếu phạm phong thủy nghiêm trọng hơn thì người đàn ông trong gia đình dễ gặp nạn, suy sụp và bất tài bạc nhược.
Nhà vệ sinh đối diện bếp hoặc phòng ngủ
Nhà vệ sinh đối diện bếp khiến cho không khí xấu, vi khuẩn ảnh hưởng tới bếp. Bếp là nơi chứa thực phẩm và là nơi ăn uống nấu nướng. Do đó nhà vệ sinh đối diện gần bếp khiến cho bếp ô nhiễm nên gia đình dễ gặp vấn đề sức khỏe. Nhà vệ sinh ẩm ướt khiến cho bếp cũng bị ẩm ướt theo. Do đó thiết kế này cũng tổn hại sức khỏe không kém.
Nhà vệ sinh đối diện phòng thờ
Phòng thờ là nơi trang nghiêm nhất trong nhà. Nhà vệ sinh nhà tắm mà đối diện phòng thờ sẽ gây ra đại kỵ làm ô uế khu vực thờ cúng. Điều đó ảnh hưởng lớn tới trường khí trong nhà gây ra lục đục, sát khí và gia tiên quở trách.
Hóa giải lỗi này được không?
Trong trường hợp mắc các lỗi đặt vị trí nhà vệ sinh như trên thì cách tốt nhất là nên di chuyển nhà vệ sinh. Trong trường hợp không thể di chuyển vị trí thì nên hóa giải bằng một số cách sau như: chỉnh sửa nhà vệ sinh, khu vực bể phốt mới rải thạch anh trắng, trên nhà vệ sinh đặt thêm bát Bảo Bình Thủy để ngăn chặn uế khí phát tán. Trong nhà vệ sinh nên đặt 1 cây xanh phong thủy tốt phù hợp với tài mệnh gia chủ, sống được trong nhà vệ sinh như cây lưỡi hổ, cây trầu bà… để mang năng lượng tốt.
Cần bố trí nhà vệ sinh đủ ánh sáng tạo dương khí bù lại cho âm khí. Khi đi vệ sinh xong nên đóng cửa để tránh phân tán khí xấu ra ngoài. Nhà vệ sinh cần được dọn dẹp cẩn thận và thường xuyên để giúp không khí trong lành sạch sẽ.
Luôn đặt bát muối biển trong nhà vệ sinh cũng giúp làm sạch không khí và hóa giải một phần khí xấu của nhà vệ sinh.
* Thông tin chi mang tính tham khảo