Cô gái 20 tuổi mắc bệnh ung thư ruột và mẹ bị u-ng th-ư phổi: Bác sĩ nhắc nhở thói quen nướng thịt này có hại cho sức khoẻ.
Thịt nướng là món ăn yêu thích của nhiều người, tuy nhiên, cách chế biến món ăn này lại tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là u-ng th-ư.
Theo chia sẻ của bác sĩ dinh dưỡng Hứa Quỳnh Nguyệt (Trung Quốc), một cô gái 20 tuổi sau khi được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng đã đến tư vấn dinh dưỡng. Qua tìm hiểu, bác sĩ được biết, gia đình cô gái thường nướng thịt ba lần mỗi tuần, đặc biệt họ còn sử dụng lốp xe cũ làm bếp nướng. Dù thức ăn bị cháy, mọi người vẫn cố ăn hết. Không chỉ cô gái mắc ung thư đại tràng, mà người mẹ cũng bị un-g th–ư phổi.
<
2 mẹ con thích nướng thịt trên lốp xe cũ. (Ảnh AI)
Bác sĩ Hứa nhận định rằng, việc cả hai mẹ con cùng mắc u-ng th-ư có thể liên quan đến việc hít phải và ăn các chất độc hại phát sinh từ việc nướng thịt trong thời gian dài. Khói từ lốp xe cháy có thể chứa các chất gây ung thư và khi nướng thịt trên lốp xe cũ, các khí độc này sẽ thải ra, gây hại trực tiếp cho sức khỏe.
Một người hàng xóm của gia đình cô gái cũng xác nhận rằng, họ thường xuyên nướng thịt trên lốp xe cũ. Theo người này, mỗi lần gia đình cô gái nướng thịt không tỏa ra mùi thơm mà là mùi khét rất khó chịu, giống mùi lốp xe cháy.
Những khuyến cáo từ chuyên gia
Bác sĩ Hứa cảnh báo, nếu thức ăn bị cháy, tuyệt đối không nên ăn. Nếu không thể bỏ toàn bộ, ít nhất cũng phải loại bỏ phần bị cháy. Ngoài ra, không chỉ có việc ăn thực phẩm cháy mà hít phải các hạt ô nhiễm trong không khí khi nướng thịt cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh u-ng th-ư. Các hạt này còn bám vào quần áo, tóc và phân tán trong không gian xung quanh.
Bên cạnh đó, bác sĩ dinh dưỡng Lưu Bác Nhân (Trung Quốc) cũng nhấn mạnh rằng, u-ng th-ư ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Ông khuyến khích mọi người nên thay đổi lối sống và có chế độ ăn uống lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể, ông khuyên mọi người nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng. Những thói quen này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc u-ng th-ư mà còn giúp chống lão hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Xem Thêm:
Nhịn ăn giảm cân, người phụ nữ qua đời sau 7 tháng vì u-ng t-hư
Cảnh báo: Giảm cân đột ngột có thể là dấu hiệu của u-ng th-ư tụy.
Gần đây, phương pháp nhịn ăn gián đoạn trở nên rất phổ biến, nhiều người đã thử áp dụng. Tuy nhiên, bác sĩ Liu Boren, chuyên gia về dinh dưỡng và y học chức năng ở Đài Loan (Trung Quốc), chia sẻ một trường hợp đáng báo động.
Một phụ nữ đã giảm được vài cân nhờ phương pháp này nhưng sau đó lại xuất hiện các triệu chứng như mặt xanh xao, tái nhợt, buồn nôn. Khi đi khám, cô được chẩn đoán mắc ung thư tụy. Dù đã điều trị trong 7 tháng nhưng bệnh nhân vẫn không qua khỏi. Bác sĩ cảnh báo, nếu giảm cân không rõ nguyên nhân trong thời gian ngắn, bạn nên nghi ngờ khả năng mắc bệnh u-ng th-ư.
Bác sĩ Liu cho biết, giảm cân đột ngột là một trong những dấu hiệu của ung thư. Người phụ nữ trên sau 3-4 tháng áp dụng phương pháp ăn kiêng gián đoạn đã giảm cân thành công nhưng đồng thời lại thường xuyên cảm thấy buồn nôn, sắc mặt xanh xao. Kết quả xét nghiệm chỉ số CA19-9 cho thấy mức cao bất thường. Siêu âm cho thấy cô bị u-ng th-ư tuyến tụy và đã di căn đến gan.
Ảnh minh họa.
Bác sĩ Liu nhấn mạnh rằng, ngay cả khi bạn nghĩ mình đã kiểm soát cân nặng tốt nhờ tập thể dục và ăn uống lành mạnh, nếu xuất hiện các triệu chứng như mặt tái nhợt, chán ăn, sụt cân nhanh 4-6 kg trong thời gian ngắn, bạn cần cảnh giác với khả năng mắc u-ng th-ư.
Trong trường hợp trên, do tế bào u-ng th-ư đã bị di căn đến gan nên phương pháp điều trị chính là hóa trị liệu kết hợp miễn dịch. Tuy nhiên, rất tiếc bệnh nhân đã qua đời sau 7 tháng điều trị.
U-ng th-ư tụy, được mệnh danh là “vua của các loại u-ng th-ư”, rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Đặc biệt, khi được phát hiện mà đã di căn đến gan hoặc các cơ quan khác thì tiên lượng thường rất xấu.
U-ng th-ư tụy rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm vì tụy nằm sâu trong khoang bụng, phía sau đường tiêu hóa nên rất khó kiểm tra. Ở giai đoạn sớm, bệnh hầu như không có triệu chứng.
Ngay cả khi có triệu chứng, người bệnh thường nhầm lẫn với các vấn đề về đường tiêu hóa. Do đó, khi được chẩn đoán, 85% bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối và không thể phẫu thuật. Ngay cả 15% bệnh nhân có cơ hội phẫu thuật thì 80% các trường hợp vẫn bị tái phát.
4 triệu chứng cảnh báo u-ng th-ư tụy mà bạn không nên bỏ qua:
– Vàng da: Do khối u chèn ép đường mật hoặc di căn đến gan.
– Đau bụng kéo dài: Đôi khi cơn đau có thể lan ra lưng.
– Tiêu chảy: Khối u chặn ống dẫn của tụy, khiến chất béo không được tiêu hóa và thải ra ngoài theo phân, tạo ra phân màu xám.
– Sụt cân rõ rệt: Kèm theo chán ăn, nôn mửa, buồn nôn.
Ngoài ra, có 5 nhóm người có nguy cơ cao mắc u-ng th-ư tụy:
– Người trên 60 tuổi, đặc biệt là nam giới.
– Người nghiện rượu.
– Người từng mắc viêm tụy mãn tính.
– Bệnh nhân tiểu đường.
– Người hút thuốc lá.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.