HÀ NỘI CHẤN ĐỘNG NHẤT ĐÊM QUA-C ô gái năm cô đơn trên sofa 2 năm trong căn phòng

HÀ NỘI CHẤN ĐỘNG NHẤT ĐÊM QUA-C ô gái năm cô đơn trên sofa 2 năm trong căn phòng


Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã “khô”.
Sáng 27/4, nguồn tin của phóng viên cho biết, Công an quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) đang điều tra nguyên nhân tử vong của một cô gái tại khu đô thị ở phường Tây Mỗ.Theo nguồn tin, chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở khu đô thị này cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng tử thi này đã “khô”.

Qua xác minh, căn hộ trên được một đôi nam nữ thuê ở từ năm 2022. Đến nay, tiền dịch vụ, thuê nhà, điện nước… của căn hộ vẫn được thanh toán đúng hẹn.
Trước đó, mạng xã hội lan truyền nội dung trên. Hình ảnh chụp từ một số đoạn trao đổi trong nhóm cư dân của tòa nhà cho biết khoảng tháng 5/2022, hàng xóm đã nghe thấy tiếng cãi vã, mâu thuẫn phát ra từ căn hộ trên. Trong khi đó, cô gái TV đã được gia đình thông báo mất tích nhiều năm qua.

Xem thêm:

Nguyên nhân khiến 7 công nhân nhà máy xi măng ở Yên Bái тử vong

Chiều ngày 26-4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã có thông tin cụ thể về nguyên nhân vụ tai nạn nghiêm trọng tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái khiến 7 người тử vong.

Theo cơ quan công an, khoảng hơn 12 giờ ngày 22-4, sau giờ nghỉ trưa, anh Lê Mạnh Cường (sinh năm 1979, là trưởng ca sản xuất phân xưởng thành phẩm) cùng anh Nông Văn Tuân (sinh năm 1995, là công nhân Nhà máy ximăng Yên Bái) tiến hành vận chuyển vật liệu vào bên trong máy nghiền xi măng số 3 (máy nghiền bi) để sửa chữa, thay tấm lót. Nhưng anh Cường không tiến hành cắt điện theo quy trình sửa chữa.
xi mang.jpgLực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường sau vụ tai nạn lao động

Đến 12 giờ 49 cùng ngày, chị Nguyễn Thị Tính (sinh năm 1984, nhân viên Phòng Điều khiển trung tâm), quan sát qua màn hình camera phát hiện anh Tuân cùng một số người đang ngồi trên máy nghiền sửa chữa máy. Quá trình đó, chị Tính phát hiện máy nghiền vẫn có điện nên gọi anh Tuân cho biết máy vẫn đang có điện và đề nghị cắt điện.

Đến hơn 13 giờ, anh Cường gọi điện cho anh Vũ Xuân Toán (sinh năm 1979, là trưởng ca sản xuất phân xưởng lò liệu) nhờ báo người trực buồng gió nóng cắt nguồn điện của máy nghiền số 3. Anh Toán báo qua bộ đàm cho anh Nguyễn Anh Tuấn (là công nhân trực buồng gió nóng) báo cắt nguồn điện của máy nghiền. Tuy nhiên, anh Tuấn không dùng tay để cắt điện được nên báo lại cho anh Toán tìm thợ điện.

Anh Toán sau đó đã ngắt apomat nối với trung tâm điều khiển rồi đi tìm thợ điện. Lúc này, Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980, là nhân viên cân băng liệu của nhà máy xi măng) đang ở đó đã lấy một đoạn cán chổi bằng lõi gỗ dài khoảng 80cm có sẵn ở đó chọc vào rơle đóng điện trên máy cắt, khởi động máy nghiền số 3, dẫn đến máy nghiền quay.

Hậu quả 7 người đang ở bên trong máy nghiền тử vong, 3 người ngồi trên máy nghiền bị hất văng xuống đất và bị thương.

Quá trình điều tra, căn cứ các chứng cứ thu thập được, ngày 23-4, Công an tỉnh Yên Bái đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về an toàn lao động”, ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng.

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn?

Hóa ra các hoàng đế thời xưa thường dùng các kim bạc để thử độc thức ăn là có lý do đặc biệt.

Trong thời phong kiến, các gia đình giàu có thường thích dùng đũa bạc khi ăn uống. Đặc biệt, trước khi ăn, các hoàng đế còn cho các thái giám, cung nữ dùng kim bạc để thử độc. Nếu kim bạc chuyển sang màu đen thì chứng tỏ món ăn này có độc. Cảnh này thường thấy trong các bộ phim cổ trang của Trung Quốc.

Vậy, trên thực tế, việc các vị hoàng đế áp dụng cách dùng trâm hay kim bạc để thử độc có tác dụng không?

Theo các nhà khoa học, sau khi tiến hành các thí nghiệm, có thể thấy rằng phần lớn chất độc mà người thời xưa thường sử dụng là arsenic hay asen (thạch tín), chỉ quặng oxide của nó là arsenic trioxide (As2O3). Bạc là kim loại vốn không phản ứng với asen. Điều này có nghĩa là không có hiện tượng kim bạc chuyển sang màu đen khi tiếp xúc với asen như chúng ta thường thấy trong các phim cổ trang.

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn? - Ảnh 1.

Đũa bạc là một trong những vật dụng được dùng để thử độc trong các món ăn dâng lên hoàng đế.

Tuy nhiên, thực tế là việc dùng bạc để phát hiện chất độc trong đồ ăn, đồ uống là không sai. Bởi vào thời xưa, vì công nghệ chế độc chưa được hoàn hảo nên vẫn còn sót một lượng nhỏ của lưu huỳnh và sunfua trong asen. Do đó, sở dĩ những chiếc kim hay trâm bạc chuyển sang màu đen là do chúng có phản ứng hóa học với lưu huỳnh.

Chất độc này bị lộ là do có sự xuất hiện của lưu huỳnh. Vì vậy, từ phát hiện này, đồ vật bằng bạc thực sự có thể thử và phát hiện chất độc thời xưa. Cách làm này phần nào có thể giúp giảm bớt nguy cơ bị trúng độc vì chất độc thời xưa thường chứa lưu huỳnh.

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, thạch tín có độ tinh khiết cao. Do đó, chúng không còn khả năng khiến kim bạc bị đổi màu.

Ngoài đồ vật bằng bạc, hoàng đế dùng cách gì để tránh bị đầu độc?

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn? - Ảnh 3.

Hạ độc vào món ăn của hoàng đế là một việc rất khó xảy ra vào thời xưa.

Trong thời phong kiến, dù sử dụng kim hay trâm bạc để phòng ngừa chất độc là việc phổ biến trong hoàng cung. Tuy nhiên, dù không dùng kim bạc, các vị hoàng đế thời xưa vẫn có cách để tránh được nguy cơ bị đầu độc. Cụ thể, việc bỏ độc vào thức ăn của các vị hoàng đế quả thực không hề dễ dàng bởi quá trình nấu nướng hết sức nghiêm ngặt.

Thứ nhất, địa điểm ăn uống không cố định. hoàng đế có thể ăn ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Chẳng hạn, theo ghi chép trong lịch sử, hoàng đế Càn Long đã thay đổi ba địa điểm ăn uống chỉ trong hai ngày. Điều này có thể giúp ngăn chặn sát thủ phục kích từ trước hoặc những người có âm mưu muốn đầu độc.

Thứ hai, tuyển chọn đầu bếp kỹ lưỡng. Vào thời nhà Thanh, tất cả các đầu bếp ở trong Ngự thiện phòng đều được chọn lựa cẩn thận, điều tra kỹ càng về thân thế. Hơn nữa, mỗi bếp, chọn và sơ chế nguyên liệu, các công đoạn nấu đều được nhiều người giám sát và thực hiện. Bên cạnh mỗi món ăn đều có ghi chép rõ ràng tên người nấu. Nếu những đầu bếp này dám cả gan đầu độc hoàng đế thì chắc chắn sẽ bị phát hiện. Hơn nữa, không chỉ họ mà ngay cả gia tộc cũng bị liên lụy.

Ngoài ra, mỗi món ăn để dâng lên hoàng đế đều được đầu bếp chuẩn bị thành 2 phần. Theo đó, một phần để hoàng đế ăn, còn một phần dùng để kiểm tra. Đây chính là cách dùng để giải quyết mối nguy hiểm tiềm ẩn từ tận gốc rễ.

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn? - Ảnh 5.

Mỗi món ăn dâng lên hoàng đế đều được giám sát và ghi chép kỹ lưỡng với nhiều quy trình phức tạp.

Thứ ba, giám sát quá trình phục vụ. Việc bỏ độc vào các đĩa đồ ăn trên đường đi để dâng lên cho hoàng đế là việc không dễ thực hiện. Bởi quá trình này luôn có người giám sát và trông chừng. Mặt khác, binh lính và các thị vệ ở trong cung cũng rất nhiều. Vì vậy, các hành vi mờ ám rất dễ bị người khác phát hiện.

Cuối cùng, ngay khi đồ ăn được dọn tới trước mặt hoàng đế, luôn có một thái giám thận cận dùng đũa, thìa bằng bạc để nếm thử từng món ăn. Chính vì vậy, nếu có độc thì hoàng đế cũng có thể tránh được nguy cơ.

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn? - Ảnh 6.

Quy tắc ăn uống trong cung rất nghiêm ngặt để phòng tránh việc hoàng đế và hoàng tộc có thể bị đầu độc.

Đặc biệt, trong triều đại nhà Thanh, còn có quy tắc “ăn không quá 3 miếng”. Trong cuốn hồi ký “Nửa đời trước của tôi“, Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, tiết lộ rằng dù món ăn có ngon đến đâu thì hoàng đế cũng không thể ăn quá 3 miếng. Đây chính là quy tắc mà tổ tông của vương triều này truyền lại.

Sau khi hoàng đế ăn tới miếng thứ 3, món ăn đó sẽ lập tức được dọn xuống. Quy tắc này được lập ra nhằm tránh việc sở thích của hoàng đế bị lộ ra ngoài, để phòng ngừa những kẻ có ý đồ muốn hạ độc.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Sina, Baidu